Những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

cho vay, tổng thể các khách hàng vay của chi nhánh, việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng khoản vay. Điều đó dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục đầu tư không cân đối.

Hiện tại quy trình nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh nói riêng và của Agribank nói chung còn khá đơn giản, mọi quyết định liên quan đến khoản vay đều chủ yếu do CBTD đảm nhiệm (từ khâu tiếp cận khách hàng cho đến khi món vay được tất toán), vì vậy luôn tiềm ẩn rủi ro như CBTD không thể chuyên sâu hết tất cả các nghiệp vụ, không đảm bảo tính khách quan độc lập trong khi quyết định cho vay, CBTD có thể lợi dụng làm sai quy trình để trục lợi cho bản thân, … Hơn nữa, với quy trình một cửa như vậy đối với CBTD là không phù hợp, bởi vòng đời của một khoản vay khá dài, thông thường ít nhất là 1 năm, trong khi số lượng món vay CBTD quản lý cũng không phải là ít, khối lượng công việc quá nhiều dẫn đến họ không thể quản lý tốt tất cả các món vay, điều này dễ dẫn đến những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của CBTD.

Chính sách tín dụng còn nhiều điểm chưa rõ ràng, AGRIBANK chỉ mới giao chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hằng năm mà chưa quan tâm đến cơ cấu cho vay, cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào….

Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng không có quy định cụthể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡnợmà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản đểthu hồi nợ.

Tỷlệnợxấu trên tổng dư nợvẫn còn cao qua các năm.

Khi phát hiện rủi ro thì chậm xửlý hoặc xử lý thiếu tính kiên quyết. Từthực tếChi nhánh Agribank TP.HCM cho thấy việc chậm phát hiện rủi ro do những nguyên nhân sau:

- Công tác kiểm tra trước, trong và sau cho vay còn hạn chế, nhiều trường hợp chỉthực hiện chiếu lệdẫn đến không kịp thời phát hiện những rủi ro.

- Cán bộtín dụng còn hạn chếvề mặt chuyên môn trong việc thẩm định, phân tích đánh giá nên không nhận thấy các dấu hiệu liên quan đến khách hàng.

- Các bộ phận của ngân hàng không trao đổi thông tin thường xuyên dẫn đến chậm phát hiện các rủi ro.

- Việc thẩm định cho vay chủ yếu vẫn chỉ tập trung cho việc sàng lọc những rủi ro cụ thểcủa từng khách hàng, các yếu tốvềtriển vọng ngành, rủi ro ngành, lĩnh vực đầu tư đề cập một cách hạn chế.

- Những thông tin sử dụng trong phân tích tín dụng phần lớn do khách hàng cung cấp. Các kênh thông tin khác chỉmang tính tham khảo.

- Công tác phát hiện, theo dõi và xửlý nợcó vấn đềcòn nhiều tồn tại như: + Cảnh báo rủi ro: Chi nhánh Agribank TP.HCM vẫn chưa xây dựng các tiêu chí, dấu hiệu cảnh báo rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống phân loại nợ chủyếu dựa vào yếu tố định lượng, tức là chỉphát hiện rủi ro khi phát sinh nợquá hạn.

+ Quy trình hướng dẫn xử lý các khoản tín dụng có vấn đề: Chi nhánh Agribank TP.HCM vẫn chưa xây dựng được quy trình chuẩn giúp các cán bộ định hướng trong việc tiếp cận và thảo luận các giải pháp đối với khách hàng. Do vậy khi xửlý các khoản nợxấu cán bộcòn nhiều lúng túng, thời gian xửlý kéo dài

+ Chưa có bộ phận chuyên xử lý nợ có vấn đề một cách hiệu quả, dẫn đến việc xửlý nợcó vấn đềlúng túng trong việc thương lượng với khách hàng cũng như thực biện các thủtục pháp lý cần thiết trong việc xửlý tài sản đểthu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)