Kiến nghị với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 94)

- Vấn đề trước tiên mà AGRIBANK cần làm đó chính là xây dựng chính sách, chương trình đào tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với các nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ, khen

thưởng hợp lý.

- Thứ hai là vấn đề hệ thống thông tin tín dụng. AGRIBANK cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống thông tin tín dụng của chính bản thân Ngân hàng. Tăng cường công tác tổng hợp các số liệu các khách hàng trong hệ thống AGRIBANK, các thông tin về ngành nghề trong nền kinh tế từ đó có thể cung cấp các thông tin có chất lượng có cơ sở so sánh giữa nhiều doanh nghiệp trong cùng ngành nghề, cung cấp các bản tin ngành nghề có chất lượng có tính dự báo. Trung tâm thông tin tín dụng cần tăng cường hợp tác với các trung tâm thông tin khác để có thể mở rộng tìm kiếm thông tin đa dạng, chính xác, nhanh chóng khi có nhu cầu thông tin từcác chi nhánh để giúp các chi nhánh có đủthông tin hữu ích khi thẩm định tín dụng.

-Thứ ba là hệ thống xếp hạng tín dụng: hoàn thiện phần mềm chấm điểm khách hàng tự động thông qua các thông số được cập nhật trên hệ thống. Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng là cơ sở để xác định giới hạn tín dụng hàng năm, quyết định cấp tín dụng từng lần cho từng khách hàng, đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro. Xây dựng hệthống phân loại nợcó tính chất cảnh báo cao hơn gắn với hệthống xếp hạng tín dụng và trích lập dựphòng rủi ro.

- Thứ tư xây dựng quy trình kiểm tra trong toàn hệ thống để nâng cao tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra. AGRIBANK nên có một phần mềm về công tác kiểm tra áp dụng thống nhất từTW nhằm phục vụyêu cầu kiểm tra, quản trị rủi ro, đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sởdữ liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quảkiểm tra sẽ được tốt hơn.

-Đẩy nhanh hơn nữa công tác xửlý thu hồi nợtrực tiếp, thường xuyên rà soát lại các khoản nợ, phân loại, đánh giá khả năng thu hồi để triển khai các biện pháp thu hồi nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)