Côn trùng ký sinh và ăn thịt côn trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 68 - 69)

V Khe Khài Nga My, Tương Dương

9 Bướm phượng cánh chim chấm rờ

4.2.1.2. Côn trùng ký sinh và ăn thịt côn trùng

Trong quá trình tiến hoá, rất nhiều loài côn trùng đã hình thành các bản năng ký sinh và ăn thịt các loài sâu hại khác, sẵn sàng giúp con người tiêu diệt sâu hại. Tại khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã xác định được rất nhiều loài ký sinh, ăn thịt thuộc nhiều bộ, họ khác nhau: bộ Chuồn chuồn Odonata, bộ Cánh cứng Coleoptera, bộ Cánh màng Hymenoptera, bộ Cánh nửa Hemiptera, bộ Bọ ngựa Mantodea....

Bảng 4.10. Thống kê các loài côn trùng ký sinh và côn trùng ăn thịt tại KBTTN Pù Huống

STT

Tên bộ Tổng

số loài

Số loài

Tên Việt Nam Tên khoa học Ký sinh Ăn thịt

1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 17 17

2 Bộ Gián Blattoptera 3 3 Bộ Bọ ngựa Mantodea 5 5 4 Bộ Cánh bằng Isoptera 2 5 Bộ Bọ que Phasmatoptera 3 6 Bộ Cánh thẳng Orthoptera 19 7 Bộ Cánh da Dermaptera 1 8 Bộ Cánh nửa Hemiptera 68 28 9 Bộ Cánh đều Homoptera 16 10 Bộ Cánh cứng Coleoptera 182 34 11 Bộ Cánh lưới Neuroptera 3 3 12 Bộ Cánh dài Mecoptera 1 13 Bộ Cánh phấn Lepidoptera 190 14 Bộ Cánh màng Hymenoptera 41 14 13 15 Bộ Hai cánh Diptera 7 2 Tổng 558 16 97

Qua bảng 4.10, có thể thấy rằng số lượng các loài côn trùng ký sinh, ăn thịt trong KBTTN Pù Huống khá phong phú với 116 loài chiếm 21% tổng số loài đã

điều tra được, chúng đang góp phần hạn chế sự phát triển côn trùng hại thực vật nói chung và côn trùng hại cây trồng ở Pù Huống nói riêng.

Bộ Cánh cứng có 34 loài thuộc nhóm này, phần lớn chúng là các loài bắt mồi ăn thịt: các loài thuộc họ Bò rùa Coccinellidae: Menochilus 4-maculatus Fabricius,

Menochilus sexmaculatus Fabricius, Rodolia pumila Weiser, Coccinella septempunctata L, Leis axyridis Pallas, Lemnia biplagiata Swartz; họ Chân chạy Carabidae: Casnoidea indica (Thunb.), Phaeropsophus jessoensis Mor, Desera

geniculata Kluf, Parena nigrolineata Habu, Chlaenius bioculatus Motsch; họ Hổ trùng Cicindelidae: Collyris bonelli Guerin, Neocollyris cylindripennis Chaudoir,

Therutes olbboobliquatus Hors, Cicindela aurulenta Fabricius, Cicindela kaleea

Bates.

Bộ Cánh màng có 29 loài, trong đó có nhiều loài côn trùng ký sinh quan

trọng, đó là các loài ong cự Ichneumonidae: Theronia zebradiluta Gupta,

Xanthopimpla trigonophatna Krieger.

Bộ Cánh nửa có 28 loài thuộc nhóm ký sinh ăn thịt, trong số này có họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae là nhóm thiên địch chính tiêu diệt sâu hại trong rừng:

Acanthaspis ruficep Hsiao, Harpactor costalis Stal, Pirates arcuatus Stal,

Polydidus armatissimus Stal, Valentia apebala de'Vuill, Sycanus croceovittatus

Dohrn

Bộ Bọ ngựa Mantodea mới chỉ điều tra được 5 loài, nhưng chúng đều là những loài rất phàm ăn khác góp phần quan trọng trong việc khống chế sâu hại rừng tự nhiên cũng như rừng trồng.

Bộ chuồn chuồn Odonata có 17 loài, vai trò ký sinh ăn thịt sâu hại của chúng chưa được thể hiện rõ rệt, chủ yếu có vai trò kĩm hãm các loài sâu hại thuộc bộ Hai cánh Diptera. Tuy vậy chúng cũng là mối đe dọa đối với nhiều loài côn trùng có ích khác: các loài ong, ruồi ký sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)