V Khe Khài Nga My, Tương Dương
b) Cách thức tiến hành
3.2. Tình hình kinh tế xã hội liên quan
Vùng lõi Khu BTTN Pù Huống thuộc phạm vi 7 xã: 1-Xã Quang Phong (H. Quế Phong); 2- Xã Châu Hoàn, 3- xã Diên Lãm (H. Quỳ Châu); 4- Xã Châu Cường, 5- xã Nam Sơn (H. Quỳ Hợp); 6- Xã Bình Chuẩn (H. Con Cuông); 7- Xã Nga My (H. Tương Dương).
Ngoài 7 xã trên còn có các xã Cắm Muộn (Quế Phong), Châu Thái, Châu Thành (Quỳ Hợp), Yên Tĩnh (Tương Dương) tiếp giáp vùng lõi, nằm trong vùng đệm Khu BTTN Pù Huống.
Số thôn bản trong vùng lõi Khu BTTN: 2 thôn bản và một số hộ du cư (làm trại).Tổng số hộ trong Khu BTTN: 322 hộ. Trong đó: Hộ định cư: 236 hộ, Hộ du cư (làm trại): 86 hộ. Số khẩu định cư trong Khu BTTN: 1.357 người. Dân tộc (Hộ): 100% là người dân tộc Thái
Khả năng về di dân tái định cư các bản, các hộ trong Khu BTTN:
+ Tại xã Nga My huyện Tương Dương có 2 bản Na Ngân 95 hộ (595 khẩu), bản Na Kho 141 hộ (762 khẩu) nằm sâu trong vùng lõi.
148, 149, 728, 726, 729. Các hộ này có nhà chính tại bản cũ ở ngoài Khu BTTN và có nhà phụ, rẫy ruộng ao cá trong vùng lõi.
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa tình hình thu nhập người dân ở 2 bản Na Ngân và bản Na Kho (xã Nga My, huyện Tương Dương) và bản Cướm (xã Diễn Lãm, huyện Qùy Châu), bản Páu Pậu (xã Bình Chuẩn, Con Cuông) và bản Na Mu (Xã Quang Phong, huyện Quế Châu), với tiêu chí đánh giá thu nhập của hộ gia đình theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cấp sau: [7]
Cấp 1 (Hộ đói): Dưới 1.400.000 đồng/người/năm
Cấp 2 (Hộ nghèo): Từ 1.400.000 – 2.799.000 đồng/người/năm Cấp 3 (Hộ trung bình): Từ 2.800.000 – 4.199.000 đồng/người/năm Cấp 4 (Hộ khá): Từ 4.200.000 – 5.600.000 đồng/người/năm
Cấp 5 (Hộ giàu): Trên 5.600.000 đồng/người/năm
Bảng 3.1. Tình hình thu nhập của người dân địa phương tại một số bản trong và xung quanh KBTTN Pù Huống
Thôn/Bản Số hộ Số khẩu Khá Trung bình Nghèo Đói Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ % Na Ngân 95 595 0 0 10 10 61 65 24 25 Na Kho 141 762 0 0 24 17 21 15 96 68 Cướm 88 431 11 13 24 27 53 60 0 0 Páu Pậu 133 688 4 3 16 12 25 19 88 66 Na Mu 43 219 7 17 10 24 12 28 13 31
(Nguồn: Điều tra hiện trường 05/2010) Theo kết quả điều tra cho thấy mức thu nhập bình quân trong vùng mới chỉ đạt ở mức trung bình, số hộ nghèo và đói vẫn cao, đặc biệt là bản ở trong vùng lõi. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đây là một áp lực rất lớn đối với tài nguyên đa dạng sinh học.
Về giao thông đi lại: Quanh khu bảo tồn có hệ thống đường quốc lộ nối đường 7A với đường 48, qua Nga My Bình Chuẩn về Quỳ Hợp, đường miền Tây nối Châu Thôn, Cắm Muộn, Quang phong (Quế Phong) qua Châu Hoàn, Diễn Lãm
từ Châu Phong vào Diễn Lãm (Quỳ Châu), từ Mậu Đức, Đôn Phục vào Bình Chuẩn (Con Cuông) đang khảo sát mở mang thi công.
Với tình hình nêu trên: Dân số đông, số hộ nghèo nhiều, đất nông nghiệp ít, giao thông đi lại ngày càng mở mang nên áp lực vào vùng lõi (nơi còn giàu tài nguyên rừng; gỗ, động vật rừng, lâm sản phi gỗ) ngày càng gia tăng.
Từ kết quả điều tra thực địa, chúng tôi xác định các mối đe dọa đối với KBTTN Pù Huống đó là:
Đe dọa 1: Khai thác gỗ trái phép. Đe dọa 2 : Săn bắt động vật rừng. Đe dọa 3 : Canh tác du canh nương rẫy.
Đe dọa 4 : Khai thác lâm sản phi gỗ quá mức. Đe dọa 5 : Lửa rừng, khai thác khoáng sản
Bảng 3.2. Bảng phân hạng các mối đe dọa tới khu bảo tồn
Đe dọa trực tiếp Nguyên nhân sâu xa
Khai thác gỗ trái phép
- Nhu cầu thị trường - Sử dụng tại chổ - Tăng dân số cơ học
Săn bẫy các loại động vật rừng
- Nhu cầu thị trường - Tập quán
- Sử dụng tại chỗ.
Canh tác du canh nương rẫy
- Dân số tăng
- Thiếu đất canh tác lúa nước
- Thủy lợi và tiến bộ KHKT (giống,chăm sóc trong SX nông nghiệp) thiếu.
- Chưa qui hoạch sử dụng đất cụ thể Khai thác lâm sản phi gỗ quá mức Nhu cầu thị trường sử dụng tại chỗ.
Cháy rừng - Đốt ong, đốt than, đi săn, khai thác lâm sản - Đốt rẫy trong SX nương rẫy du canh.
Chương 4