Côn trùng dùng làm thức ăn trong chăn nuô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 73 - 75)

V Khe Khài Nga My, Tương Dương

9 Bướm phượng cánh chim chấm rờ

4.2.3.5. Côn trùng dùng làm thức ăn trong chăn nuô

Côn trùng với đặc điểm nổi bật: phân bố rộng và có sức sinh sản phi thường nên chúng có mặt trong mọi hoạt động sống của con người. Trong chăn nuôi, côn trùng là nguồn thức ăn sạch đối với nhiều vật nuôi, cung cấp cho con người những sản phẩm vật nuôi có chất lượng cao và an toàn. Khu vực nghiên cứu là nơi tập trung của nhiều dân tộc sinh sống trong đó nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số: Mường, Thái, Dao, Tày, Mông vẫn mang những lối sống truyền thống trong sinh

hoạt cũng như trong chăn nuôi: chăn thả rông gia cầm, gia súc. Vì thế côn trùng là thức ăn quan trọng, thậm chí là nguồn thức ăn chính.

Rất nhiều loài côn trùng trong khu vực có thể làm thức ăn cho vật nuôi: Các loài thuộc họ Châu chấu, cào cào Acrididae, dế Gryllotalpidae, Gryllidae, mối Kalotermitidae, Rhinotermitidae, bọ xít Coreidae, Pentatomidae... đều là những con mồi ưa thích của gia cầm. Đối với người dân miền núi sống gần rừng, điều kiện đất đai thuận lợi thì phương thức chăn nuôi theo kiểu thả rông là rất phù hợp và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khi khoa học phát triển, còn người đã tạo ra được nhiều loại thuốc ăn chăn nuôi đáp ứng được các mục tiêu kinh doanh: dễ sử dụng, vật nuôi phát triển theo ý muốn, tăng trưởng nhanh, sinh sản nhiều...Với ưu thế đó mà nguồn thức ăn này đã dần thay thế nguồn thức ăn tự nhiên trong đó có côn trùng. Tuy nhiên, gần đây do phát hiện ra trong thức ăn chăn nuôi có chứa nhiều độc tố có thể gây bệnh hiểm nghèo cho con người khi sử dụng các sản phầm vật nuôi trong khi đó nguồn thức ăn tự nhiên không những không độc, sẵn có mà lại cung cấp những sản phẩm vật nuôi ngon hơn hẳn so với thức ăn công nghiệp. Vì vậy người ta đã quay lại với những loại thức ăn chăn nuôi truyền thống này vừa rẻ tiền, dễ kiếm lại an toàn cho vật nuôi cũng như người sử dụng. Nhiều nhà hàng ở thành phố, thị trấn đã quảng bá các sản phẩm vật nuôi nuôi hoang dã: gà đồi, lợn mán...và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều thực khách. Trên thực tế việc chăn nuôi hoang dã đã diễn ra từ lâu nhưng nhỏ lẻ, tự phát. Hiện nay phương thức chăn nuôi thủ công đã dần trở thành phong trào rộng khắp, nhiều nơi có điều kiện về đất đai đã quy hoạch thành vùng chăn nuôi cung cấp thức ăn sạch với việc sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên. Chăn thả rông gia cầm, gia súc vừa tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, sẵn có vừa góp phần bảo vệ thực vật khỏi sâu hại, việc làm này đã góp phần vào phong trào tẩy chay sử dụng các nguồn thức ăn chăn nuôi chứa nhiều chất kích thích tăng trưởng gây hại cho con người.

Như vậy có thể nói trong nhiều trường hợp, côn trùng là nguồn thức ăn quan trọng của vật nuôi. Nhận thức được điều đó, nhiều chủ trang trại không chỉ chăn thả tận dụng nguồn côn trùng thức ăn sẵn có ngoài tự nhiên mà còn tiến hành nhân nuôi

và mang lại hiệu quả cao vì côn trùng có khả năng sinh sản phi thường. Hiện nay việc nuôi côn trùng làm thức ăn cho chim cảnh là rất phổ biến trong khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 73 - 75)