KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 114 - 116)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

1. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã định loại và thống kê được 558 loài trong đó đã điều tra và định tên được 419 loài.

Bộ Cánh phấn đã thống kê và định tên được 190 loài chiếm 34,05%, bộ Cánh cứng có 182 (chiếm 32,62%). Bộ Cánh nửa cứng có 68 loài (12,19%), bộ Cánh màng 41 loài (7,35%); bộ Cánh thẳng 19 loài (3,41%); bộ Chuồn chuồn 17 loài (3,05%); bộ Cánh đều 16 loài (2,87%); bộ Bọ ngựa 5 loài (0,9%); Các bộ: bộ Gián, bộ Bọ que, bộ Cánh lưới: 3 loài (0,54%). bộ Hai cánh có 7 loài (1,25%). Bộ Mecoptera điều tra được 1 loài (0,18%). Tất cả các loài điều tra và thống kê được đều là loài mới cho KBTTN Pù Huống.

Điều tra và xác định được 9 loài côn trùng có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2000 và Sách Đỏ Việt Nam năm 2007, trong đó có 3 loài có tên trong phụ lục IIB của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ

2. Ở các khu vực nghiên cứu khác nhau trong KBTTN Pù Huống có số lượng loài phân bố khác nhau: Khu vực suối Bò có chỉ số đa dạng d lớn nhất (d=104,78), tiếp theo là khu vực suối Nậm Cô d=85,32, suối Bản Tang d=80,35, suối Huổi Nây d= 75,80, Khu vực Khe Khài d=60,89

Sinh cảnh rừng thứ sinh ven suối có chỉ số đa dạng lớn nhất (d=117,27), tiếp đến là rừng thứ sinh xa suối (d=112,72). Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa có d=83.50; khu dân cư, cây trồng nông nghiệp và rừng tre nứa thuần loài có chỉ số đa dạng thấp nhất (d=70,23 và d=66,13)

Khu hệ côn trùng ở rừng thứ sinh xa suối và sinh cảnh rừng thứ sinh ven suối có mối quan hệ gẫn gũi với hệ số tương quan R rất nhỏ (-0.78). Rừng tre nứa thuần loài và rừng hỗn giao gỗ - tre nứa cũng có R = -0.42. Rừng thứ sinh xa suối - khu dân cư, cây trồng nông nghiệp thấp có R = 0.08. Các cặp sinh cảnh: rừng thứ sinh – rừng hỗn giao gỗ; tre nứa - rừng thứ sinh ven suối – Khu dân cư, cây trồng nông nghiệp có hệ số tương quan tương đối thấp với R=0.3 và R=0.28. Các cặp sinh cảnh: Rừng thứ sinh ven suối - rừng tre nứa thuần loài; Rừng thứ sinh –

nông nghiệp – rừng hỗn giao gỗ tre nứa có khu hệ côn trùng khác biệt nhau rõ rệt nhất với hệ số tương quan R=0,65; 0.60; 0.55; 0.44.

Độ cao ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố của côn trùng. Tại khu vực suối Nậm Cô, ở đai cao 200 – 400m điều tra được 206 loài, đai cao 400 – 600m: 128 loài, đai cao 600 – 800m: 40 loài. Sự biến đổi này cũng khác nhau ở từng bộ họ.

3. Các dạng sinh thái khác nhau của khu hệ côn trùng tại KBTTN Pù Huống: Côn trùng ăn thực vật chiếm chủ yếu với 483 loài; côn trùng ký sinh có 19 loài; côn trùng ăn thịt có 97 loài; côn trùng phân hủy có 30 loài

ĐDSH côn trùng ở KBTTN Pù Huống có nhiều ý nghĩa và tiềm năng lớn về kính tế, thực phẩm, dược liệu, thẩm mỹ, đã được người dân sử dụng làm: thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh,...

4. Trữ lượng côn trùng tại KBTTN Pù Huống không cao. Những loài có trữ lượng thấp nhiều (282 loài) chiếm 60%. Côn trùng có trữ lượng trung bình có 151 loài (chiếm 32%). Côn trùng có trữ lượng cao chỉ có 37 loài (chiếm 8%)

5. Các yếu tố của điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm, gió, mưa...) và kinh tế xã hội (chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đốt rừng làm nương rẫy, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác sử dụng quá mức và không có kỹ thuật tài nguyên côn trùng và các lâm sản khác....) đã gây ra những biến đổi sâu sắc khu hệ côn trùng, nhiều yếu tố còn mang tính hủy diệt cao: đốt ong lấy mật, bắt giết làm trò tiêu khiển....vẫn còn tồn tại ở KBTTN Pù Huống.

6. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý; nâng cao đời sống vật chất và nhận thức người dân bản địa; hoàn thiện hệ thống pháp lý; khai thác sử dụng tài nguyên bền vững; nghiêm cấm các hoạt động khai thác mang tính hủy diệt, nhân nuôi, bảo tồn một số loài côn trùng quý hiếm, có giá trị sẽ là những biện pháp quan trọng góp phần bảo vệ và phát triển tài nguyên ĐDSH côn trùng tại KBTTN Pù Huống

2. Tồn tại

Do thời gian, nhân lực còn hạn chế nên chúng tôi mới chỉ tiến hành điều tra côn trùng ở 5 khu vực trong KBTTN Pù Huống và vào một số thời điểm nhất định trong năm. Vì vậy kết quả thu được chưa phản ánh hết sự phong phú, đa

Cần tiếp tục tiến hành điều tra, khảo sát côn trùng tại các khu vực khác trong KBTTN Pù Huống: Khe Chun, Khe Cà Đom, Khe Ông Chòm (xã Nga My, Tương Dương), Suối Khơ kre (xã Bình Chuẩn, Con Cuông)...để hoàn thiện danh lục côn trùng tại khu vực.

Tiến hành điều tra khảo sát định kỳ, đánh giá những ảnh hưởng, những tác động đến tài nguyên ĐDSH côn trùng. Nghiên cứu tìm hiểu giá trị, các biện pháp kỹ thuật nhân nuôi một số loài côn trùng quý hiếm làm cơ sở cho việc bảo tồn, phát triển tài nguyên ĐDSH côn trùng tại Khu Bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)