(Nguồn: KBTTN Pù Huống năm 2010)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 98 - 100)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

(Nguồn: KBTTN Pù Huống năm 2010)

phần lớn các loài sinh vật và các mối quan hệ giữa chúng trong hệ sinh thái. Nhiều diện tích rừng bị mất đi thay vào đó là sự gia tăng của cây trồng nông nghiệp. Nhiều loài côn trùng vốn tồn tại lâu đời trải qua nhiều thế hệ trong hệ sinh thái rừng cũng biến mất (bị chết hoặc di chuyển đi nơi khác) cùng với sự suy giảm diện tích rừng. Việc mất rừng làm thay đổi điều kiện vi khí hậu có thể gây trở ngại cho loài côn trùng này nhưng cũng có thể giúp cho các loài côn trùng khác phát triển, có nghĩa tạo nên những tương quan số lượng mới, sắp xếp lại chuỗi thức ăn và cuối cùng đã hình thành nên những quần xã sinh vật mới. Trong quần xã sinh vật mới này, số lượng loài ít nhưng số lượng cá thể của loài lại nhiều. Những loài có đặc điểm: sinh sản nhiều, vòng đời ngắn, khả năng di chuyển tốt sẽ chiếm ưu thế trong những sinh cảnh mới này. Trên diện tích vừa đốt nương làm rẫy, chúng tôi tiến hành điều tra thì thấy chủ yếu gặp các loài côn trùng thuộc họ Châu chấu Acrididae: (Xenocatantops humilis Serv, Caryanda diminuta Walker, Ceracris kiangsu Tsai, Hieroglyphus tonkinensis, Tranlia tonkinensis Bolivar, Trilophidia annulata Thunb, Atractomorpha burri Bolivar);

Phyllomimus sinicus Larva (họ Pseudophyllidae); họ Phaneropteridae có các loài: Kuwayamaea chinensis, Gregorella dimorpha, Hemielimaea chinensis, Baryprostha foliacea. Các loài thuộc họ Bọ hung Scarabaeidae cũng xuất hiện với số lượng lớn tại khu vực này. Các loài côn trùng khác rất hiếm gặp, ngoại trừ một số loài có ở sinh cảnh cũ chưa kịp di chuyển đi. Trên các hệ sinh thái nông nghiệp này, sau vài tháng, cây trồng đã sinh trưởng và phát triển thì xuất hiện các loài sâu hại mới xâm nhập với số lượng lớn. Sau khi thu hoạch cây trồng thì các loài sâu hại này cũng dần dần suy giảm về số lượng. Do đặc tính không bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp nên các loài côn trùng cũng thay đổi liên tục, phát triển với số lượng đông cá thể nhưng lại nghèo về thành phần loài. Và như vậy có thể nói việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch của con người là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm tính đa dạng của các loài côn trùng tại khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)