- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)
b) Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu
4.6. Các giải pháp bảo tồn ĐDSH côn trùng tại KBTTN Pù Huống 1 Giải pháp về phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân
4.6.1. Giải pháp về phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân
Những tác động đến tài nguyên ĐDSH côn trùng trong khu vực: Sự suy
giảm diện tích rừng do phát triển nông nghiệp, dịch vụ; khai thác quá mức lâm sản....chung quy lại đều do sự đói nghèo, gia tăng dân số và do sự yếu kém trong nhận thức của cộng đồng về ĐDSH. Vì vậy để bảo tồn ĐDSH nói chung, ĐDSH côn trùng nói riêng, cần có các giải pháp phát triển KT-XH, nâng cao đời sống, hiểu biết cho người dân.
a) Các giải pháp nâng cao đời sống cộng đồng trong vùng đệm KBTTN Pù Huống
Theo kết quả điều tra, khảo sát hiện trường cho thấy phần lớn các hộ dân ở các bản trong Khu Bảo tồn và vùng đệm có thu nhập thấp, số hộ đói nghèo còn cao (ở bản Na Kho có 15% số hộ nghèo, 68% số hộ đói; bản Na Ngân có 65% số họ nghèo và 25% số hộ đói, đánh giá theo tiêu chí đánh giá của Bộ NN &PTNT). Vì thế để giảm áp lực vào rừng, phải thực hiện ngay các giải pháp nâng cao đời
quanh KBTTN và sớm hoàn thành giao đất, giao rừng cho người dân để họ yên tâm đầu tư công sức của mình xây dựng kinh tế gia đình. Hiện nay mới chỉ quy hoạch xong một số xã xung quanh vùng đệm: xã Bình Chuẩn (huyện Con Cuông), xã Yên Tĩnh, xã Nga My (huyện Tương Dương). Các xã còn lại: Quang Phong, Cắm Muộn (huyện Quế Phong), xã Châu Hoàn, Diễn Lãm (Qùy Châu); các xã: Châu Cường, Châu Thành, Châu Thái, Nam Sơn (Qùy Hợp) cần khẩn trương rà soát quy hoạch lại.
Các thôn, bản xung quanh Khu Bảo tồn thường xa đường giao thông, trình độ thấp, đi lại khó khăn, thiếu thông tin. Sau khi giao đất, các cấp chính quyền có thẩm quyền không hướng dẫn các hộ gia đình cách đầu tư và sử dụng đất. Chính quyền chỉ quy định cụ thể cách thức cần sử dụng các diện tích được giao, và gián tiếp coi đó là biện pháp để kiểm soát sử dụng đất. Trong toàn bộ quy trình này thường thì chỉ cố gắng để đạt được các chỉ tiêu của Nhà Nước và do vậy, không quan tâm đến các phương thức sử dụng đất truyền thống và năng lực thực hiện của người dân địa phương. Trong khi người dân địa phương chỉ ưa chuộng các loại có chu kỳ quay vòng vốn ngắn, thì chính quyền địa phương lại đưa vào sử dụng các loại cây trồng cải thiện độ màu của đất và tăng độ che phủ rừng. Vì thế, dân bản không chăm sóc các diện tích rừng trồng do thời gian quay vòng từ 30 – 40 năm. Do thời gian chờ đợi quá lâu, cho nên sự quan tâm thường trở nên lơ là và việc chăm sóc vẫn còn ở mức thấp. Nhìn chung, bỏ mặc đất lâm nghiệp sau khi được giao đang trở nên phổ biến ở khu vực nghiên cứu. Đôi khi người dân địa phương nhìn nhận việc giao đất lâm nghiệp không có quy hoạch sử dụng đất kịp thời và thích hợp là một cách để hợp pháp hóa di canh hay phá rừng [2]. Do vậy, giữa chính quyền và người sử dụng đất không thống nhất được sân chơi chung để đảm bảo sự đồng bộ giữa quan niệm hoàn toàn tích cực với các chủ định giao đất. Kết cục là, đất để không sử dụng hoặc có sử dụng cho các mục đích khác nhau sau khi được giao. Ở Việt Nam nói chung, chỉ có 20 - 30% diện tích đất đã giao được phát triển theo kế hoạch sử dụng đất của Chính phủ [12]
mô hình kinh tế là hết sức cần thiết. Nên kết hợp các chương trình quốc gia được bố trí trên vùng đệm để cùng hướng tới mục đích phát triển kinh tế nông thôn. Tạo cho cộng đồng dân cư ở vùng đệm có điều kiện đáp ứng các yêu cầu về: lương thực, thực phẩm, chất đốt, đồng cỏ để chăn thả gia súc, vật liệu xây dựng gia dụng và đặc biệt là thu nhập bằng tiền. Ngoài việc tiếp tục thực hiện chương trình nghiên cứu vùng đệm hiện nay: các chương trình khuyến nông lâm, thực hiện các dự án nhỏ phát triển nông thôn, xâydựng và xin tài trợ các dự án mới. Làm tốt công tác này sẽ mang lại hiệu quả như: đảm bảo an toàn lương thực, thực phẩm, ổn định công ăn việc làm cũng như trách nhiệm và nhận thức của nhân dân, nâng cao giá trị đời sống nhân dân tạo điều kiện phát huy được nhiều nét đẹp trong văn hóa bản sắc dân tộc, có tác động tích cực đến môi trường sinh thái.
Đề xuất cụ thể hóa các chính sách để xây dựng cơ cấu sản xuất hợp lý trên vùng đệm như cơ cấu nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi), cơ cấu lâm nghiệp (trồng rừng và khoanh nuôi), chính sách tín dụng ưu đãi, các giải pháp về kế hoạch hóa gia đình, nâng cao dân trí vùng đệm.
Tạo cơ hội cho cộng đồng tự nguyện tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên; lồng ghép các vấn đề bảo tồn vào trong các dự án, kế hoạch, phát triển kinh tế, xã hội; xây dựng các mô hình trình diễn về trồng rừng, phát triển rừng và phục hồi hệ sinh thái. Thu hút cộng đồng vào bảo tồn ĐDSH thông qua phương pháp quản lý có sự tham gia của người dân, các hợp đồng trồng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh, khoán bảo vệ rừng dài hạn với cộng đồng.
Phát triển một số cây trồng có năng suất cao, giá trị thương phẩm tốt, bán chạy trên thị trường, thời gian thu hoạch ngắn, trồng khả thi trên đất của vùng và phù hợp với phong tục của các cộng đồng dân tộc. Phát triển canh tác nông lâm kết hợp bền vững và khoanh nuôi tái sinh...phát triển chăn nuôi.
Phát triển dịch vụ tín dụng nhằm đầu tư vốn tín dụng cho các hộ chưa có hay chưa có đủ vốn trong việc xây dựng các mô hình làm ăn....