Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng 1 Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 33 - 36)

V Khe Khài Nga My, Tương Dương

b) Cách thức tiến hành

2.4.3. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản và phân loại mẫu côn trùng 1 Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng

2.4.3.1. Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng

Phương pháp xử lý mẫu, bảo quản mẫu côn trùng được thực hiện chủ yếu theo các phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật của Viện Bảo vệ thực vật.

a) Phương pháp xử lý mẫu: Mẫu vật côn trùng thu thập được thường có nhiều loại khác nhau: có loại lớn, loại nhỏ, loại vừa, có loại mình cứng, mình mềm, có loại râu dài, râu ngắn... Tùy theo từng loại mà phương pháp làm mẫu có khác nhau, ở đây chúng tôi sử dụng 2 phương pháp sau:

+) Xử lý mẫu khô hoặc mẫu cắm kim: Phương pháp này được áp dụng với những loài côn trùng có kích thước to, trung bình hoặc không quá nhỏ, thuộc các bộ: bộ Cánh thẳng, bộ Cánh nửa, Cánh vảy, Cánh màng...Cách thức tiến hành như sau:

- Giết côn trùng bằng lọ độc Cyanure Kali: Dùng lọ thủy tinh có nắp chặt kín, cho vào trong lọ một lớp KCN độ 5-10 ly, sau đó cho bột mùn cưa đã rây nhỏ mịn, nện chặt xuống có độ dày khoảng 10 ly. Cho tiếp bột cao lanh lên trên, rưới nước đều, nện chặt lần 2, lượng nước vừa phải, nếu quá nhiều sẽ bị dính. Cắt tròn miếng giấy trắng sao cho vừa khít thành bình. Đặt miệng giấy đã cắt lên trên miệng cao lanh. Cyanure Kali sẽ tiếp xúc với nước trong không khí tạo thành acid cyanhydric bốc hơi cho côn trùng bị ngạt chết. Khi trời khô, bổ sung thêm vài giọt nước để làm tăng hiệu quả giết sâu. Đối với từng loại côn trùng to, nhỏ mà dùng loại lọ độc rộng hay hẹp. Với bướm dùng lọ có đường kính 80 ly, chiều cao 150- 180ly; với châu chấu, cánh cứng to... dùng lọ hoặc hoặc ống tube có đường kính 50 ly, cao 120 – 150 ly; loại côn trùng nhỏ dùng ống tube 25x100 ly và 18x75ly. Để hạn chế phải mang nhiều loại, một số bộ côn trùng: cánh cứng, cánh thẳng có thể dùng chung một lọ, còn đối với các loài bướm được dùng riêng một lọ để hạn chế mất phấn và rách cánh.

- Làm mềm: Với mẫu vật còn tươi thì có thể cắm kim và làm mẫu ngay. Nhưng mẫu vật đã khô cần làm mềm trước khi làm mẫu. Cách làm mềm: Dùng hộp nhựa để giấy bản thẩm đủ ẩm vào đáy hộp, đặt mẫu vào, cho một ít thymol vào hộp, sau đó đậy lên trên một tấm giấy bản ẩm nữa rồi đậy hộp lại. Khi thấy giấy khô có thể nhỏ thêm nước. Tùy theo từng loại côn trùng mà thời gian lấy mẫu ra làm mẫu cũng khác nhau. Thường là 24 giờ đối với côn trùng nhỏ, côn trùng lớn thì thời gian nhiều hơn.

- Cắm kim: Mỗi một họ, bộ côn trùng côn khác nhau, dùng các loại kim khác nhau. Vị trí cắm kim cũng tùy thuộc vào từng loài côn trùng: Bộ Cánh thẳng cắm 1 bên mảnh lưng ngực trước, bộ Cánh nửa cắm vào góc bên phải phiến thuẫn, bộ Cánh cứng cắm vào giữa mảnh lưng ngực trước...Cắm kim xong dùng panh để điều chỉnh tư thế râu, chân. Sau đó cắm côn trùng lên bàn căng như bướm, ong, ruồi...Đặt côn trùng vào miếng gỗ sao cho thân côn trùng lọt vào giữa khe của tấm gỗ, dùng kim hoặc panh chỉnh mép sau của cánh trước và mép trước của cánh sau phải vuông góc với thân, rồi lấy giấy chận lên trên mặt cánh và dùng kim cố định lại.

Hình 2.25. Quá trình chỉnh cánh bướm (bên trái); tư thế chuẩn (bên phải)

Những loại côn trùng nhỏ thì cắm kim ngược ngắn hoặc dán lên trên bìa carton.

Cắm kim ngược: Cắm kim ngược lên tấm bìa hoặc miếng xốp, để côn trùng ở tư thế nằm ngửa, cắm kim từ dưới ngực cắm lên. Sau dùng kim dài cắm vào bìa theo chiều ngược lại để cắm vào hộp mẫu

Dán mẫu lên bìa nhọn có kích thước 3x8 hoặc 5x11ly: Lấy keo Canada bôi lên đầu nhọn của tấm bìa hình tam giác, rồi dùng panh nhọn gắp côn trùng dán lên đó sao cho chân côn trùng dính vào tấm bìa.

Dán mẫu lên bìa hình chữ nhật có kích thước: 10x12-15ly: Chấm keo vào tấm bìa, gắn côn trùng lên và chỉnh tư thế. Để thuận tiện cho công tác giám định về sau, nếu có nhiều mẫu của cùng một loại thì dán cả 3 tư thế: sấp, nghiêng, ngửa trên 3 tấm bìa.

Sau khi cắm kim xong phải cắm ngay những tấm nhãn ghi các tài liệu thu thập kèm theo.

+) Mẫu ngâm nước: Phương pháp này áp dụng đối với những loại côn trùng nhỏ, mình mềm không cắm kim trực tiếp được như: rệp muội, rệp sáp, ong ký sinh

nhỏ, nhện hoặc các loại sâu non, nhộng, trứng. Dung dịch được chúng tôi sử dụng là dung dịch cồn acetic và dung dịch formaline 5%.

b) Phương pháp bảo quản mẫu:

Sau khi mẫu vật làm xong được cắm vào khay đựng mẫu được phơi khô sau đó bỏ vào trong các hộp đựng mẫu. Trong hộp có bỏ băng phiến để chống sâu mọt. Thường xuyên kiểm tra mẫu định kỳ, nếu có mọt thì xử lý bằng các hóa chất xử lý kho như CS2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 33 - 36)