V Khe Khài Nga My, Tương Dương
9 Bướm phượng cánh chim chấm rờ
4.2.3.3. Nguồn lợi về kinh tế
Mỗi loài côn trùng có một ý nghĩa nhất định trong hệ sinh thái cũng như đối với đời sống của con người. Những loài mang lại thu nhập, có ý nghĩa về kinh tế rõ rệt cho con người không nhiều. Ở khu vực, những loài côn trùng có ý nghĩa kinh tế mà chúng tôi điều tra được là các loài thuộc họ Ong mật (Apidae): Ong ruồi Apis cerana Fabricius thường làm tổ trong các bọng cây và khe đá, loài ong có kích thước nhỏ, vào tháng 3 hàng năm ong làm tổ, vào tháng 7 có thể thu mật, tổ ong không lớn, lượng mật của một tổ thu được 1 – 1,5lit. Loài ong mật thứ 2 thường gặp là ong khói Apis dorsata Fabricius, có kích thước cơ thể lớn, tổ lớn làm lộ thiên trên các cành cây cao (15 – 20m), trong rừng sâu (rừng nguyên sinh), một tổ ong thường thu 2 đến 5 lít, thậm chí có tổ đến 10lit. Mật ong là nguồn thu lớn của nhân dân ở các bản làng xung quanh rừng. Giá mật ong bán tại một số điểm như sau: Giá mỗi chai (650ml) ở Thị trấn Con Cuông là 100.000đ/1chai, ở Thị trấn Qùy Hợp là 120.000đ/1chai. (Theo số liệu năm 2010).
Một giá trị kinh tế rất lớn khác mà côn trùng mang lại cho con người đó là vai trò thụ phấn cho các loài thực vật thượng đẳng làm tăng năng suất cây trồng và luôn tạo ra những dòng tiến hoá mới làm cho giới thực vật càng thêm phong phú. Tại KBTTN Pù Huống, có rất nhiều côn trùng có vai trò này, đó là các loài côn trùng thuộc bộ Cánh phấn (Lepidoptera), bộ Cánh màng (Hymenoptera) vừa đa dạng về thành phần loài, lại xuất hiện với số lượng cá thể lớn: Bộ Cánh phấn với 198 loài, bộ Cánh màng 37 loài đã đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài . Trong số đó phải kể đến các loài thuộc họ Bướm cải (Pieridae), họ Bướm đốm (Danaidae), Họ Ong mật Apidae, đây là những loài thường bắt gặp ở những sinh quần nông nghiệp, khu dân cư có ý nghĩa rất lớn quyết định đến năng suất cây trồng nông nghiệp.