Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các hình thức hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 106 - 108)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

b) Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

4.6.2. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các hình thức hỗ trợ khác

quản lý tài nguyên rừng nói chung. Vì vậy, tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và kiến thức là giải pháp quan trọng cho quản lý tài nguyên côn trùng hiệu quả. Việc tuyên truyền giáo dục cần làm cho người dân nhận thức được những giá trị to lớn của rừng và những giải pháp khai thác bền vững. Việc tuyên truyền giáo dục cũng bù đắp những thiếu hụt về kiến thức liên quan đến quản lý rừng và quản lý tài nguyên nói chung. Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền cần chú ý các điểm sau:

- Xây dựng đội ngũ cán bộ truyền thông có đủ năng lực làm công tác tuyên truyền, giáo dục bảo tồn tài nguyên thiên nhiên cho cộng đồng. Nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục, đào tạo về ĐDSH và KBTTN thành nội dung của chương trình giáo dục môi trường trong các trường phổ thông. Soạn thảo và ban hành các tài liệu giáo dục bảo tồn và triển khai thí điểm chương trình giáo dục bảo tồn trong trường phổ thông.

- Xây dựng các quy ước bảo vệ rừng; đi sâu, nghiên cứu các phong tục tập quán của các cộng đồng, dân tộc để xây dựng thành công, hợp lý các quy ước đồng thời phải dựa trên các chính sách, quy định của pháp luật nhằm làm cho người dân thấy được quyền lợi và trách nhiệm thực sự của mình và tự nguyện tham gia, ký kết, tôn trọng lợi ích chung của KBTTN.

- Hình thành được mạng lưới cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên có sự tham gia của cộng đồng; thiết lập mối quan hệ giữa các tổ chức truyền thông; xây dựng quy chế, điều lệ, mô hình hoạt động; vận động sự tham gia của xã hội vào công tác bảo tồn; giám sát, đánh giá các hoạt động của mạng lưới truyền thông.

- Trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng cần thiết, phát huy kiến thức bản địa phục vụ công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

- Lập kế hoạch hỗ trợ trang thiết bị: xây dựng bản tin, tuyên truyền, hệ thống truyền thanh cho các cộng đồng dân cư.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng và thay đổi tập quán của người dân: hỗ trợ địa phương tu bổ, xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)