Hiện trạng khai thác côn trùng tại KBTTN Pù Huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 103 - 104)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

b) Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

4.5.2.4. Hiện trạng khai thác côn trùng tại KBTTN Pù Huống

Hiện tượng khai thác tài nguyên côn trùng bừa bãi, các hoạt động bẫy bắt và buôn bán côn trùng ngày càng trở nên phổ biến là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm nguồn tài nguyên này. Trong đó phải kể đến hoạt động khai thác mật ong diễn ra thường xuyên với phương thức huỷ diệt: hun khói và đốt để ong bay đi làm ong bị chết và tổ bị phá làm giảm số lượng đàn ong một cách nghiêm trọng. Người dân không chỉ khai thác mật ong mà còn lấy luôn cả nhộng và ong non để làm thực phẩm, mật ong thường dùng để bán. Giá mỗi chai (650ml) ở Thị trấn Con Cuông là 100.000đ/1chai, ở Thị trấn Qùy Hợp là 120.000đ/1chai. (Theo số liệu năm 2010 ).Tính trung bình, mỗi ngày có thể khai thác được 7 – 8 tổ ong các loại, trong đó chủ yếu là các loài ong Polistes spp,

Vespa spp, Ropalidia spp... Trên thực tế lượng khai thác còn lớn hơn rất nhiều mà chưa thống kê hết được. Nhân dân các bản ở xã Bình Chuẩn, và bản Na Kho (xã Nga My, Tương Dương, Nghệ An) thường đi săn lùng loài Ong đất Vespa soror để ngâm rượu uống hay bán trong các nhà hàng.

tương đối nhiều. Vào mùa bướm khoảng tháng 5, tháng 6, các thương lái từ Vĩnh Phúc sang Nghệ An thu mua mẫu bướm (theo người dân ở Bỉnh Chuẩn, Con Cuông, Nghệ An). Khi hàng đàn bướm kéo về đậu ven các khe suối, người dân (nhất là trẻ con) dùng tất cả các dụng cụ có sẵn để bắt bẫy: vợt, rổ... sau đó phơi khô ép mẫu. Các loài bướm hay bị khai thác là các loài trong họ Bướm phượng Papilionidae, họ Bướm giáp Nymphalidae, Bướm rừng Amathusiidae, họ Bướm xanh Lycaenidae.

Ngoài việc bị khai thác vì mục đích thương mại, nhiều loài côn trùng còn bị săn bắt để phục vụ trò tiêu khiển: các loài dế, các loài bọ sừng. Bên cạnh đó một số loài còn bị “giết hại dã man” bởi sự tò mò, nghịch ngợm của trẻ con xung quanh Khu bảo tồn: các loài bọ ngựa, các loài thuộc bộ Cánh cứng: bổ củi, xén tóc (Trẻ con tại khu vực nghiên cứu thường bắt các loài bọ ngựa, xén tóc, bổ củi về chơi, sau đó chúng thường bẻ chi các loài này, thậm chí còn cắt râu, đầu để gắn vào những con vật do chúng tạo ra bằng đất sét và các đồ chơi khác).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 103 - 104)