Các phương pháp điều tra ngoài thực địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 30 - 32)

V Khe Khài Nga My, Tương Dương

a) Các phương pháp điều tra ngoài thực địa

Sau khi đã thiết lập được các tuyến khảo sát và các điểm điều tra, chúng tôi tiến hành điều tra côn trùng trong KBTTN Pù Huống bằng ba phương pháp chủ yếu là: Quan sát, ghi hình và thu bắt.

+ Quan sát: Côn trùng luôn tập trung nhiều ở những nơi có nguồn thức ăn

dồi dào. Rừng là nơi có thảm thực vật với đa dạng các loài cây nhất nên ở đâu có rừng, nhất là những địa điểm nóng ẩm thường có nhiều loài côn trùng. Mỗi một nhóm côn trùng có nơi cư trú riêng, có loài phân bố hẹp, có loài phân bố rộng. Vì vậy để việc quan sát có hiệu quả cần chú ý đến đặc tính sinh học, nhất là nguồn thức ăn của chúng:

- Các loài ong, bướm, bọ ngựa thường tập trung ở nơi có khoảng trống và phong quang như dọc đường mòn trong rừng, nơi trâu bò đi lại, bờ suối, bãi trống và các trảng cỏ, hoa dại và cây bụi…Ở những nơi đó chúng ta sẽ rất dễ thấy và quan sát được các loài bướm ra khoe màu sắc, tắm nắng hay tìm bạn đời. Tuy nhiên các loài thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) lại sống trong rừng rậm, nơi có những tảng đá to, cây lớn, mọc thưa.

- Bọ hung thường tập trung nhiều ở nơi chăn thả gia súc.

- Hổ trùng thường xuất hiện nhiều ở các đường mòn trong rừng. - Các loài chuồn chuồn lại thích tập hơn ở ven suối...

Tuy nhiên, để nhìn thấy một loài côn trùng cụ thể nào đó theo ý muốn của mình thì không phải là dễ bởi mỗi loài có chu kỳ sinh trưởng và phát triển riêng tùy theo đặc tính sinh học sinh thái của chúng và phụ thuộc vào điều kiện sống, thời tiết… Có loài hoạt động mạnh vào ban đêm, ban ngày chúng thường ẩn nấp ở những nơi tối tăm, cây cối rậm rạp: các loài bướm đêm, các loài dán, dế, một số loài thuộc họ bọ hung... Đa số các loài côn trùng khác: các loài ong, bướm ngày, bọ ngựa, hổ trùng... thường hoạt động tích cực vào những thời gian nhất định trong ngày, nhưng nếu là những ngày nắng đẹp, trời trong thì chúng có thể hoạt động từ khi có ánh sáng mặt trời cho tới buổi chiều tối, trừ lúc nắng gay gắt hay những lúc

trời xẩm tối, mưa, rét… Ở đất nước nhiệt đới như Việt Nam, côn trùng đều phát triển theo mùa và thường bùng nổ cá thể từ cuối xuân, nhiều nhất vào mùa hè cho tới đầu đông hàng năm (trừ các vùng phía Nam không có mùa đông) [10]. Do đó, muốn quan sát được côn trùng không phải khó nhưng không phải lúc nào chúng cũng xuất hiện để mà nhìn thấy. Nếu những loài to và quen thuộc chúng ta có thể nhận diện được ngay nhưng có rất nhiều loài nhỏ, hoạt động nhanh, tính tự vệ cao, dễ nhạy cảm với các hoạt động từ môi trường ngoài và ít gặp thì đó là điều không đơn giản. Vì vậy để quan sát các loài côn trùng được tốt chúng tôi đã sử dụng loại ống nhòm Nikon 8x40 Ex. Việc quan sát kỹ các loài côn trùng để định loại được chúng không cần thu bắt hay giết chúng là điều vô cùng cần thiết trong công việc bảo tồn, đặc biệt đối với những loài có số lượng cá thể thấp và vòng đời quay vòng chậm.

Ghi hình: Côn trùng rất đa dạng, việc quan sát để định loài chỉ áp dụng đối với các loài thường gặp, dễ nhận biết: chủ yếu là các loài bướm, một số loài bọ ngựa, bọ hung. Vì vậy trong quá trình điều tra, chúng tôi còn tiến hành ghi lại hình ảnh côn trùng để tiện cho việc giám định về sau. Chúng tôi đã sử dụng máy ảnh kỹ thuật số Sony Cyber – shot DSC – W390 cho việc ghi hình.

Thu bắt: Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình điều tra thực địa. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ áp dụng đối với những loài có số lượng cá thể nhiều, không sử dụng phương pháp này đối với các loài côn trùng quý hiếm, ít gặp trong Khu Bảo tồn. Việc thu bắt được thực hiện bằng hai cách:

Cách 1: Sử dụng loại vợt cán dài 2,5m, đường kính miệng 35cm để vợt bắt côn trùng.

Cách 2: Sử dụng bẫy đèn. Chúng tôi sử dụng nguồn điện là bình acquy N25 với nguồn sáng trắng là bóng đèn HuaDa 25W (Trung Quốc). Đèn được treo ở khu vực bãi trống, ven suối và giáp rừng. Bên dưới được đặt một chậu nước bắt côn trùng. Để hạn chế tiêu diệt các loài côn trùng có giá trị bảo tồn thì cách một khoảng thời gian nhất định là 2 tiếng, chúng tôi lại kiểm tra bẫy một lần. Nếu phát hiện thấy một số loài côn trùng vào bẫy ngoài ý muốn thì vớt ra giải thoát chúng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)