Biện pháp nuôi dưỡng và bảo tồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 109 - 114)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

b) Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

4.6.3.2. Biện pháp nuôi dưỡng và bảo tồn

Trong khu vực có nhiều loài côn trùng có ích: tiêu diệt sâu hại (các loài côn trùng ký sinh và bắt mồi ăn thịt), vệ sinh môi trường (các loài bọ hung), một số loài dùng làm thực phẩm, dược liệu, làm thức ăn chăn nuôi, làm cảnh, và một số có giá trị kinh tế cao như các loài ong. Vì vậy cần có các giải pháp nuôi dưỡng bảo tồn và phát triển các loài côn trùng này để mang lại những nguồn lợi cho con người.

Theo kết quả nghiên cứu ở trên, các loài côn trùng thiên địch: Các loài thuộc họ Bọ ngựa Mantidae, họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae, họ Bọ rùa Coccinellidae, họ Ong cự Ichneumonidae... thường tập trung ở sinh cảnh dân cư, cây trồng nông nghiệp là nơi sâu hại có số lượng cá thể lớn. Vì vậy cần có biện pháp bảo vệ, tăng cường nguồn thức ăn bổ sung, làm tổ nhân tạo cho các loài thiên địch tại khu vực này. Các biện pháp đó là: bảo vệ cây bụi, thảm tươi, nhất là đối với các loài cây có nhiều hoa nở vào dịp xuất hiện pha trưởng thành của ký sinh hoặc có thể trồng xen cây có mật mà ký sinh ưa thích hoặc phun nước đường vào cây khi thấy cần thiết phải tập trung ký sinh. Trong quá trình tiến hành phòng trừ sâu hại bằng thuốc hóa học cần tránh phun thuốc lên nơi cư trú ưa thích của ký sinh là cây bụi, thảm mục... chỉ nên phun thuốc trừ sâu vào nơi thực sự có sâu hại tập trung với mật độ lớn. Trong một khu vực có dịch sâu hại không nhất thiết phải xử lý triệt để toàn bộ diện tích có sâu hại bằng thuốc trừ sâu, cần chọn ra một số diện tích nhất định không sử dụng thuốc để ký sinh có nơi an toàn cho sự

ngan, lợn, dê... trong khu vực dân cư, cây trồng nông nghiệp (đã phát triển) sẽ góp phần tiêu diệt các loài sâu hại (châu chấu, cào cào, dế, bọ xít..), đồng thời tạo nguồn thức ăn cho các loài côn trùng phân huỷ (các loài bọ hung), giúp cải tạo, nâng cao độ phì đất.

Không được thu mật ong bằng cách đốt lửa, xông khói làm ong bị chết mà nên thu mật bằng cách mặc quần áo dày, đội mũ có lưới che mặt. Bằng cách này ong không bị chết, không bỏ đi nơi khác.

Đối với Ong ruồi (Apis cerana) nên tạo tổ ở gốc cây (khoét lỗ ở gốc cây) để ong về làm tổ; nên giao rừng cho người dân địa phương để họ tự quản lý khu rừng của mình và tạo tổ cho ong tại khu rừng này. Bên cạnh đó có thể đóng thùng ong, để quanh vườn cho ong về làm tổ và thuần hoá ong rừng, nuôi lấy mật. Cách làm này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, hạn chế được việc phá rừng.

Đối với loài Ong khói (Apis dorsata) thường làm tổ trên các cành cây cao trong rừng sâu và loài Ong bầu vẽ (Vespidae) có thể gác kèo để ong về làm tổ.

Theo kinh nghiệm của người dân nên thu mật vào tháng 7 hàng năm sẽ cho chất lượng tốt nhất.

Khu vực nghiên cứu là nơi sinh sống của nhiều loài bướm có màu sắc rực rỡ, nhiều loài bọ cánh cứng màu có hình dạng đặc biệt. Vì vậy cần lợi dụng những điều kiện thuận lợi ở nơi đây để xây dựng những khu nuôi bướm và nuôi một số côn trùng cánh cứng có màu sắc đẹp, hình dáng kỳ dị để làm hàng lưu niệm cho khách đến tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Trong số 26 loài, nhóm loài cần được bảo tồn (bảng 4.12) thì loài nào cũng cần được bảo vệ và phát triển. Tuy vậy không thể nhân nuôi tất cả các loài đã có cây thức ăn một cách đồng thời mà trước hết cần nuôi những loài quý hiếm và một số những loài phổ biến nhưng đẹp và có giá trị kinh tế. Cần đặc biệt quan tâm lưu ý đến các loài thuộc giống Papilio, giống Graphium (họ Bướm phượng Papilionidae), Bướm trắng lớn chót cam đỏ Hebomoia glaucippe (Linnaeus) (Họ Bướm cải Pieridae), Giống Polyura thuộc họ Bướm giáp Nymphalidae, các loài thuộc bộ Bọ ngựa, các loài thuộc họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae. Có hai phương án nhân

Nhà nuôi có thể được đặt ở Văn phòng KBTTN Pù Huống nằm ở thị trấn Qùy Hợp, huyện Qùy Hợp. Các yêu cầu kỹ thuật của nhà nuôi [10]:

+ Đủ không gian

+ Đủ các yếu tố vô sinh tự nhiên: đất, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm tương đương ngoài thiên nhiên.

+ Đủ các yếu tố hữu sinh: thảm thực vật, các sinh vật vốn dễ vẫn gắn liền với đất và thảm thực vật như ngoài thiên nhiên (ngoài các đối tượng nhân nuôi).

+ Quan tâm ưu tiên tới các yếu tố vô sinh và hữu sinh liên quan trực tiếp tới các đối tượng nhân nuôi.

+ Đảm bảo thẩm mỹ của nhà nuôi, trong mối tương quan với Pù Huống nói chung.

+ Thuận lợi cho cán bộ thăm nom vào ra và phục vụ.

+ Thuận tiện và thoải mái cho khách tới xem từ phía ngoài (và có thể đi lại ở phía trong khi nào có hệ thống bảo vệ tốt và dân có sự tự giác, có văn hóa cao). Trên cơ sở các yêu cầu ta thấy nhà nuôi bao gồm 4 phần:

1 – Nhà lồng nuôi.

2 – Phần nền đất với thảm thực vật. 3 – Phần mái che.

4 – Phần hè bao quanh nhà lồng với hệ thống mương rãnh, nguồn cấp nước và hàng rào bảo vệ, phần hè đường cho người xem.

Trong 4 phần của nhà nuôi cần chú ý tới Phần nền đất với thảm thực vật: Thảm thực vật bao gồm: Cây gỗ, cây bụi, thảm cỏ, cây cảnh, cây ăn quả và

rau xanh các loại, đảm bảo cho côn trùng: nơi hoạt động, nơi trú ngụ, thức ăn (đặc biệt là lá và hoa). Trong không gian này nên có một số cây thân gỗ loại vừa nằm gọn trong nhà lồng, đạt chiều cao nhà lồng, nên chọn cây cho nhiều hoa. Nên đặt các cây gỗ vào các góc nhà lồng. Cây bụi tốt nhất là dâm bụt (các loài dâm bụt). Nên đặt ở vị trí bao quanh, nhưng nên bỏ hàng rào dâm bụt ở một mặt kính nơi để cho khách đứng xem chủ yếu (vì cản trở tầm nhìn). Các cây nhỏ khác là các cây ăn quả có múi: chanh, cam, quýt, bưởi, quất; các cây ăn quả khác như :

gồm:

- Các loài thuộc giống Cassia là thức ăn của Hebomoia glaucippe (Họ Bướm cải Pieridae)

- Các loài thuộc họ Fabaceae là thức ăn của giống Polyura (Họ Bướm giáp Nymphalidae)

- Annonaceae là thức ăn của tất cả các loại thuộc giống Graphium

- Chanh, bưởi và nhiều loài thuộc họ Rutaceae là thức ăn của giống Papilio

Phủ nền nhà là thảm cỏ tự nhiên hoặc phải trồng thêm cỏ. Việc phối các loại cỏ tùy theo chuyên môn trồng vườn. Xen kẽ trong thảm cỏ là các luống rau (đặc biệt họ rau cải) hoặc các cây rau, cây hoa khác (hoa hồng, hoa thược dược, hoa bướm, hoa violet, hoa cúc, hoa mào gà…). Ở phần nền đất cần có cải tạo và tạo cảnh quan giống với thiên nhiên: tạo cảnh núi đồi giả, suối nước, ao chuôm giả cùng một số cảnh nhân tạo cần thiết khác… Cần có một bể nước hình dạ dày (hay bán nguyệt hoặc tròn) được trang trí có đài phun nước cùng các loại đá cảnh, cây cảnh như “hòn non bộ”: bể có độ sâu sấp xỉ 0,6 – 1,0 m với diện tích sấp xỉ 15-20m2 để tạo không khí có hơi nước thường xuyên. Ngoài ra trong nhà lưới xây 1 bể nổi hoặc được xây bằng gạch hoặc được rào kín bằng lưới sắt để nuôi một số loài bò sát ếch nhái có giá trị kinh tế mà thức ăn của chúng là côn trùng sẽ được nuôi trong nhà lồng và trong phòng thí nghiệm bổ sung.

Phương án 2: Thiết lập “nhà nuôi tự nhiên” tại khu vực Suối Bò (thuộc xã Diễn Lãm, huyện Qùy Châu)

Theo kết quả nghiên cứu, thì khu vực suối Bò là nơi có tính đa dạng sinh học cao đã điều tra được 293 loài với chỉ số đa dạng sinh học (104,78), cao nhất trong 5 khu vực điều tra. Đây cũng là nơi bắt gặp nhiều loài côn trùng quý hiếm có tên trong sách đỏ và các loài được đề xuất nhân nuôi: Kặp kìm lớn Dorcus grandis Didier, Bướm khế Attacus atlas Linnaeus; Bướm rừng đuôi trái đào (Zeuxidia masoni Moore); Bướm phượng cánh chim chấm rời Troides helena cerberus C&R Felder; Bướm phượng đốm kem Papilio noblei noblei Niceville;

Linnaeus. Khu vực này có thành phần thực vật phong phú với nhiểu trạng thái rừng khác nhau: rừng thứ sinh nghèo, giàu, trung bình, rừng hỗn giao gỗ, tre nứa, rừng giang nứa thuần loài, rừng đang phục hồi trạng thái IIa,… Khu vực này có nhiều loài cây thức ăn của các loài bướm được đề xuất nhân nuôi: họ đậu (Fabaceae), chi muồng (Cassia), các cây họ na (Annonaceae), họ Cam (Rutaceae)…Tuy nhiên trữ lượng các loài cây này không còn nhiều và đang bị suy giảm mạnh do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Việc đầu tiên để thiết lập “nhà nuôi tự nhiên” này là phải bổ sung ngay các loài cây thức ăn: các cây họ Na Annonaceae, họ Cam Rutaceae…trên những khu vực đất trống, đất bỏ hoang, chưa khai thác sử dụng. Sau đó có thể tiến hành thu thập sâu non, nhộng của các loài cần bảo tồn tập trung tại khu vực. Việc trồng các cây có hoa, có mật, bổ sung các vũng nước ở ven rừng, đường mòn là việc rất quan trọng để thu hút chúng.

Song song với đó, cần tiến hành tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay bảo vệ các loài này, trước tiên là bảo vệ tốt các cây thức ăn của chúng. Vì đây được là những loài côn trùng đẹp, quý hiếm, tượng trưng khung cảnh thanh bình ở làng quê miền núi Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)