Đặc điểm phân bố côn trùng theo độ cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 61 - 64)

V Khe Khài Nga My, Tương Dương

9 Bướm phượng cánh chim chấm rờ

4.1.2.3. Đặc điểm phân bố côn trùng theo độ cao

Đặc điểm phân bố theo đai cao của côn trùng tại KBTTN Pù Huống được thể hiện ở bảng 4.8

Bảng 4.8. Sự phân bố côn trùng theo độ cao (Khu vực suối Bò)

STT Bộ Độ cao

Tên Việt Nam Tên khoa học 200-400m 400-600m 600-800m

1 Bộ Chuồn chuồn Odonata 5 2 0

2 Bộ Cánh da Dermaptera 1 0 0 3 Bộ Bọ ngựa Mantodea 3 1 0 4 Bộ Gián Blattoptera 1 0 0 5 Bộ Cánh bằng Isoptera 2 1 0 6 Bộ Bọ que Phasmatoptera 2 1 1 7 Bộ Cánh thẳng Orthoptera 6 7 2 8 Bộ Cánh nửa cứng Hemiptera 15 10 9 9 Bộ Cánh đều Homoptera 7 4 1 10 Bộ Cánh lưới Neuroptera 1 0 0 11 Bộ Cánh cứng Coleoptera 63 41 9 12 Bộ Cánh màng Hymenoptera 13 3 2 13 Bộ Cánh phấn Lepidoptera 86 57 16 14 Bộ Hai cánh Diptera 1 1 0 Tổng 206 128 40

Nhận xét: Qua bảng có thể thấy rằng số lượng các loài côn trùng giảm theo độ cao. Vị trí 200 - 400m là nơi tập trung hầu hết các loài côn trùng của các bộ họ khác nhau. Nhiều loài phân bố rộng khắp khu vực điều tra xuất hiện với số lượng lớn. Các loài thường gặp là: Pantala flavescens, Orthetrum albistylum, Orthetrum japonicum (Bộ Odonata) (P%=60-70%); Các loài: Pantala flavescens, Orthetrum albistylum, Orthetrum japonicum, Arthrotus coomani Lab, Arthrotus nigripennis

Jac. Cassida circumdata Herbst, Cassida crucifera Kraatz, Calvia albolineata

Schonherr, Coccinella septempunctata L, Xylotrupes gideon Linnaeus, Holotrichia parallela Most, Lepidiota bimaculata Saunders, Maladera castanea Arrow, Mimela chinensis Kirby, Onthophagus funebris Boucomont, Anomala anquata Gyll,

Anomala flavofasciata Arrow, Anomala veriegata Hope (Bộ Cánh cứng Coleoptera) (P>55%). Côn trùng thường gặp ở vị trí này trong bộ Cánh phấn (Lepidoptera) có các loài sau: Appias lyncida hippona Fruhstorfer, Catopsilia pomona Fabriciusicius, Eurema blanda Boird, Eurema hecabe Linnaeus (Họ Bướm cải Pieridae); Euploea mulciber, Euploea leucostictos minorata Moore, Euploea tullionus Fabricius, Ideopsis vulgaris Butler, Parantica aglea grammica Boisduval,

Tirumala septentrionis septentrionis Butler (Họ Bướm đốm Danaidae). Các loài thường gặp trong bộ Cánh thẳng (Orthoptera): Atractomorpha burri Bolivar,

Atractomorpha psittacina Haan, Catantops pinguis Stal, Tranlia tonkinensis

Bolivar, Trilophidia annulata Thunb, Xenocatantops humilis Serv (Họ Châu chấu Acridae); Etimaea sp (Họ Sát sành Tettigoniidae), Gryllotalpa africana Palisot de Beauvois (Họ Dế dũi Gryllotalpidae). Một số loài trong bộ Cánh da (Dermaptera), Cánh lưới (Neuroptera), bộ Gián (Blattoptera) gặp ở độ cao này.

Ở đai cao 400 - 600m, số lượng các loài côn trùng đã giảm đi và xác suất xuất hiện nhỏ, chủ yếu là loài ngẫu nhiên gặp. Sự suy giảm về số lượng loài mạnh nhất là bộ Chuồn chuồn (Odonata). Tại đây, chúng tôi chỉ gặp 2 loài Acisoma panorpoides (họ Libellulidae ), Anotogaster siebboldii (họ Cordulegasteridae) với số lượng cá thể không nhiều. Các loài trong bộ Cánh cứng (Coleoptera) gặp ở đai cao này chủ yếu trong họ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae): Agetocera mirabili

Hope, Ariparopsis convexa Weise, Aspidimorpha furcata Thunb, Aspidimorpha dorsata Fabricius, Aspidomorpha miliaris Fabricius. Họ Bướm giáp (Nymphalidae), Bướm Phượng (Papilionidae) thuộc bộ Cánh phấn (Lepidoptera) phân bố chủ yếu ở đai cao này, các loài thường gặp là: Graphium agamemnon, Graphium doson,

Graphium sarpedon, Papilio demoleus, Papilio helenus, Papilio memnon, Papilio nephelus (họ Papilionidae); Athyma asura Moore, Athyma perius, Cethosia cyane,

Hypolimnas bolina, Junonia almana, Lexias pardalis Moore, Neptis hylas (họ Nymphalidae). Các loài châu chấu gặp ở đai cao này có: Atractomorpha lata

Motsch, A. psittacina Haan, Caryanda diminuta Walker, C. diminuta Walker,

Ceracris kiangsu Tsai, C. Nigricornis, Gastrimagus marmoratus Thunb. Bộ Cánh đều (Homoptera) có các loài: Cosmoscarta margheritae Dist, Eoscara borealis

Dist, Penthicodes pulchella (G.-M.), Huechys sanguinae.

Ở đai cao từ 600 - 800m, số lượng loài của các bộ rất ít, một số bộ như: Bộ Chuồn chuồn, Bộ Cánh da, Bộ Bọ ngựa, Bộ Gián, Bộ Cánh bằng, Bộ Hai cánh, Bộ Cánh lưới không điều tra thấy cá thể nào tại vị trí này. Tại đây chỉ gặp một số ít loài thuộc bộ Cánh phấn (Lepidoptera): Faunis canens Hubser, Faunis eumeus Drury,

Stichopthalma fruhstorferi Rober (Họ Bướm rừng Amathusiidae), họ Bướm phượng có các loài: Papilio nephelus chaon Westwood, Papilio helenus fortunius Fruhstorfer, Papilio memnon agenor Linnaeus; một số loài thuộc họ Bướm giáp Nymphalida: Kaniska canace Linaeus, Lasippa heliodore Fabriciusicius, Lasippa tiga comboja. Bộ cánh cứng có một số loài thuộc họ Cánh cứng ăn lá (Chrysomelidae): Kaniska canace Linaeus, Cassida catenata Boh; các loài Lemnia biplagiata Swartz, Lemnia bissellata Mulsant, Megalocaria diladata Fabricius thuộc họ Bọ rùa (Coccinellidae). Các loài: Apis cerana Fabricius, Apis dorsata

Fabriciuse thuộc bộ Cánh màng (Hymenoptera) cũng bắt gặp ở vị trí này. Một loài duy nhất thu được trong bộ Cánh đều (Homoptera) là loài Cosmoscarta margheritae

Dist thuộc họ Cercopidae

Như vậy có thể thấy rằng ở các độ cao khác nhau (điều kiện về khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng, sự phân bố thảm thực vật khác nhau) thì thành phần và sự phân bố của côn trùng là khác nhau. Sự biến đổi này cũng khác nhau ở từng bộ họ. Một số bộ có sự thay đổi lớn về thành phần cũng như sự phân bố theo đai cao là bộ Chuồn chuồn (Odonata), bộ Cánh phấn (Lepidoptera), bộ Cánh cứng (Coleoptera). Bộ Cánh nửa cứng (Hemiptera) và bộ Cánh màng (Hymenoptera) ít có sự thay đổi. Loài bọ que thì chúng tôi bắt gặp trên cả 3 vị trí độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)