Đặc điểm phân bố của côn trùng theo khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 55 - 56)

V Khe Khài Nga My, Tương Dương

9 Bướm phượng cánh chim chấm rờ

4.1.2.1. Đặc điểm phân bố của côn trùng theo khu vực nghiên cứu

Chúng tôi chia khu vực nghiên cứu thành 5 khu vực: suối Nậm Cô, suối Huổi Nây, suối Bản Tang, suối Bò, Khe Khài (Khe Khài và bản Na Kho). Kết quả điều tra côn trùng ở 5 khu vực trên cho kết quả ở Bảng 4.5 sau:

Bảng 4.5. Sự phân bố côn trùng ở các khu vực nghiên cứu của KBTTN Pù Huống STT Khu vực điều tra Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số đa dạng (d) 1 Suối Nậm Cô 234 538 85,32

2 Suối Huổi Nây 198 397 75,80

3 Suối Bản Tang 213 435 80,35

4 Suối Bò 293 612 104,78

5 Khe Khài 152 302 60,89

Từ kết quả ở Bảng 4.05 cho thấy khu vực suối Bò có số lượng loài nhiều nhất là 293 loài, tiếp đến là khu vực suối Nậm Cô (234 loài). Khu vực suối Bản Tang xác định được 213 loài. Khu vực suối Huổi Nây và Khe Khài có số lượng loài thấp nhất (198 loài và 152 loài). Nhiều loài côn trùng đều xuất hiện ở cả 5 khu vực:

Gryllus testaceus Walker, Brachytrupes portentosus Lichten (Bộ Orthoptera); một số loài thuộc họ Bướm cải Pieridae: Appias indra Moore, Appias nero Fabricius,

Catopsilia pyranthe chryseis Drury, Eurema leata laeta, Eurema mentawiensis Corbet; Một số loài bướm đốm (Danaidae): Danaus genutia genutia Cramer, Euploea core

Cramer, Euploea eunice Gordart, Euploea klugii Moore, Euploea leucostictos minorata M; một số loài thuộc họ Bướm giáp: Junonia almana almana Linnaeus, Junonia atlites

laomedia Linnaeus, Neptis clinia Moore, Neptis clinioides de Nice'ville, Neptis sappho astola Moore. Nhiều loài côn trùng chỉ bắt gặp ở một số khu vực: các loài Bướm rừng (Amathusiidae) chỉ bắt gặp ở khu vực suối Nậm Cô và khu vực suối Huổi Nây. Các loài thuộc họ Châu chấu Acrididae gặp nhiều với số lượng lớn ở khu vực suối Bản Tang và Khe Khài nhưng ít gặp ở các khu vực khác…

Để so sánh sự đa dạng côn trùng ở các khu vực nghiên cứu khác nhau, chúng tôi sử dụng chỉ số d của Margalef: d = (s-1)/logN. Chỉ số d càng lớn, sự đa dạng loài càng lớn, sự phong phú về số lượng cá thể nhỏ.

Theo Bảng 4.5, khu vực suối Bò có chỉ số d lớn nhất (104,78), tiếp theo là khu vực suối Nậm Cô (85,32), suối Bản Tang (80,35), suối Huổi Nây (75,80), cuối cùng là khu vực Khe Khài có chỉ số đa dạng sinh học thấp nhất (60,89)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 55 - 56)