Bướm phượng xanh đuôi nheo Lamproptera meges (Zinke n Sommer)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 83 - 84)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

4. Bướm phượng xanh đuôi nheo Lamproptera meges (Zinke n Sommer)

Đặc điểm nhận dạng: Là loài bướm Phượng có màu đen khoang trắng với những đuôi dài. Mặt trên con đực: cánh trước viền đen với 2 dải trắng nằm ngang cánh, một trong số đó nằm ở giữa vùng đĩa cánh còn dải kia rộng hơn, nhìn trên ảnh đen trắng giống như con ốc vặn dựng ngược nằm về phía giữa cánh và gần mép ngoài cánh. Trên cánh sau có một dải nằm ở vùng đĩa cánh bắt đầu từ mép trên cánh chạy đến gân thứ 3. Phần cánh còn lại toàn bộ màu đen kể cả đuôi cánh, có lông toả mùi. Mặt dưới: tương tự mặt trên nhưng với một dải màu trắng nằm ở vùng gốc cánh kéo dài từ cánh trước sang cánh sau. Còn ở cánh sau có một dải trắng được cấu thành bởi các đốm dạng dấu phẩy hay hình trăng khuyết thậm chí ngoằn ngoèo ở cạnh mép ngoài cánh. Sải cánh : 40-50mm.

Hình 4.19. Loài Leptocircu curius Fabricius

Sinh học sinh thái: Phổ biến vào mùa mưa, thường tập trung thành từng đàn lớn

vào thời kỳ nở hàng loạt trong rừng. Sâu được ghi nhận ăn lá giống cây Liên đằng

Iigera sp., họ Liên đằng (Hernandiaceae). Sâu non của loài L.curius có thể ăn lá cây Khâu tai ( họ Tung). Thường gặp ở các vũng nước trâu đằm, nước rác, nước vo gạo, dọc bờ suối nơi có chất thải sinh vật và ẩm thấp. Tất cả các nơi này đều gần rừng tự nhiên và nhất là nơi có rừng rậm ở đó.

Tại KBTTN Pù Huống: Bắt gặp loài này ở khu vực suối Nậm Cô và khu vực suối Bò trên những cánh rừng thứ sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)