Biện pháp quản lý bảo vệ Các biện pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 108 - 109)

- Loài cần bảo tồn là những loài côn trùng có mức độ đe dọa cao (ưu tiên 1)

b) Sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu

4.6.3.1. Biện pháp quản lý bảo vệ Các biện pháp chung

Các biện pháp chung

+ Cần ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ trách nhiệm,

quyền lợi của các cá nhân, tổ chức về phạm vi, mức độ tác động của các hoạt động đến tài nguyên côn trùng.

+ Các văn bản hướng dẫn luật phải cụ thể hóa các đối tượng trong bảo tồn đa dạng sinh học côn trùng và trình tự áp dụng các biện pháp xử lý bằng pháp luật đối với các sai phạm đối với các đối tượng này.

+ Đối với công tác bảo tồn đa dạng côn trùng, cần có các chính sách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực về giáo dục đào tạo con người, về đầu tư, về quy hoạch tổng thể các khu bảo tồn, các công trình xây dựng, về khoa học công nghệ và về chế độ đãi ngộ đối với những cá nhân, tập thể tham gia công tác bảo tồn.

Các biện pháp cụ thể

Cần có biện pháp quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế đến mức thấp nhất việc đốt rừng làm nương rẫy canh tác nông nghiệp bằng các giải pháp định cư, ổn định dân số, giải quyết công ăn việc làm cho người dân ven rừng.

Quản lý tốt hoạt động bẫy bắt và buôn bán côn trùng, đặc biệt là các loài côn trùng quý hiếm có trong danh mục cần bảo vệ: các loài Bướm phượng Papilionidae, một số loài côn trùng thuộc bộ cánh cứng Coleoptera. Tại Các khu du lịch: Thác Sao Va, Hang Thẩm Nồm, Hang Bua...cần tăng cường các hoạt động giáo dục môi trường tới cộng đồng dân cư và du khách. Tùy theo đối tượng để chọn phương pháp và hình thức tuyên truyền phù hợp để đạt hiệu quả như báo chí, đài, truyền hình, pa nô áp phích, tờ rơi. Đưa các nội dung bảo tồn vào nghị quyết của hội đồng nhân dân các cấp, xây dựng các hương ước, qui ước của thôn bản về quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên môi trường. Đưa chương trình giáo dục môi trường vào trong giảng dạy ở các trường học, tổ chức các cuộc thi tìm hiều về đa dạng sinh học nói chung, đa dạng côn trùng nói riêng.

Quản lý chặt chẽ việc khai thác các sản vật từ rừng: khai thác mật ong, côn trùng làm thực phẩm: dế, châu chấu. Không nên cấm hoàn toàn các hoạt

thành viên tự nguyện trong công tác bảo vệ các nguồn tài nguyên rừng trong đó có côn trùng.

Thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm dịch thực vật khi nhập hạt giống và cây trồng từ nơi khác, kiên quyết không nhập những giống không rõ nguồn gốc.

Chỉ khi thật cần thiết mới dùng thuốc trừ sâu hại. Việc sử dụng thuốc trừ sâu phải đảm bảo đúng kỹ thuật: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng, nồng độ và có chiến lược thay thế thuốc hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng sinh học côn trùng và đề xuất các giải pháp bảo tồn tại khu bảo tồn thiên nhiên pù huống, nghệ an​ (Trang 108 - 109)