V Khe Khài Nga My, Tương Dương
9 Bướm phượng cánh chim chấm rờ
4.1.2.2. Đặc điểm phân bố côn trùng theo sinh cảnh
Kết quả điều tra côn trùng trên các dạng sinh cảnh trong KBTTN Pù Huống được thể hiện ở Bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6. Sự phân bố côn trùng theo các sinh cảnh tại KBTTN Pù Huống STT Các dạng sinh cảnh Số lượng loài (S) Số lượng cá thể (N) Chỉ số đa dạng (d) 1 Rừng thứ sinh xa suối 302 468 112,72
2 Rừng thứ sinh ven suối 315 476 117,27
3 Khu dân cư, cây trồng NN 167 231 70,23
4 Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa 219 408 83,50
5 Rừng tre nứa thuần loài 174 413 66,13
Qua Bảng 4.6: có thể thấy rằng sinh cảnh rừng thứ sinh ven suối có chỉ số đa dạng lớn nhất (d=117,27), tiếp đến là rừng thứ sinh xa suối (d=112,72). Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa có chỉ số đa dạng d=83,50; khu dân cư, cây trồng nông nghiệp và rừng tre nứa thuần loài có chỉ số đa dạng thấp nhất (d=70,23 và d=66,13).
Để so sánh mối quan hệ của côn trùng ở các kiểu rừng, chúng tôi dùng công thức Stugren, Radulescu, 1961.
Rg, s = c b a c b a ) (
Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ của côn trùng ở các trên các dạng sinh cảnh được trình bày qua Bảng 4.7
Bảng 4.7. Mối quan hệ côn trùng ở các kiểu rừng
STT Các cặp sinh cảnh Số lượng loài Số lượng giống Hệ số R
a b c RS a b c RG
1
Rừng thứ sinh xa suối
17 30 285 -0,72 8 16 235 -0,81 -0,78
Rừng thứ sinh ven suối
2
Rừng thứ sinh xa suối
156 21 146 0,10 128 5 115 0,07 0,08
Khu dân cư, cây trồng NN
3
Rừng thứ sinh xa suối
182 54 120 0,33 140 47 103 0,29 0,30
Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa
4
Rừng thứ sinh xa suối
222 94 80 0,60 182 64 61 0,60 0,60
Rừng tre nứa thuần loài
5
Rừng thứ sinh ven suối
185 37 130 0,26 153 22 98 0,28 0,28
Khu dân cư, cây trồng NN 6
Rừng thứ sinh ven suối
203 107 112 0,47 162 61 89 0,43 0,44
Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa
7
Rừng thứ sinh ven suối
244 103 71 0,66 191 90 60 0,65 0,65
Rừng tre nứa thuần loài
8
Khu dân cư, cây trồng NN
92 144 75 0,52 58 88 62 0,40 0,44
Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa
9
Khu dân cư, cây trồng NN
105 112 62 0,56 75 80 45 0,55 0,55
Rừng tre nứa thuần loài 10
Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa
59 14 160 -0,37 35 10 115 -0,44 -0,42
Rừng tre nứa thuần loài
Qua bảng thấy rằng: sinh cảnh rừng thứ sinh xa suối và sinh cảnh rừng thứ sinh ven suối có mối quan hệ gẫn gũi với hệ số tương quan R rất nhỏ (-0,78). Tiếp
theo là sinh cảnh rừng tre nứa thuần loài và rừng hỗn giao gỗ - tre nứa cũng có mối quan hệ gần gũi về hệ côn trùng với hệ số tương quan R = -0,42. Hệ số tương quan giữa sinh cảnh rừng thứ sinh và khu dân cư, cây trồng nông nghiệp thấp với R = 0,08. Cặp sinh cảnh: rừng thứ sinh xa suối – rừng hỗn giao gỗ, tre nứa và rừng thứ sinh ven suối – Khu dân cư, cây trồng nông nghiệp có hệ số tương quan tương đối thấp với R=0,3 và R=0,28. Các cặp sinh cảnh: Rừng thứ sinh ven suối - rừng tre nứa thuần loài; Rừng thứ sinh – rừng tre nứa thuần loài; Khu dân cư, cây trồng nông nghiệp – rừng tre nứa thuần loài; rừng thứ sinh ven suối – rừng hỗn giao gỗ tre nứa; Khu dân cư cây trồng nông nghiệp – rừng hỗn giao gỗ tre nứa có khu hệ côn trùng khác biệt nhau rõ rệt nhất với hệ số tương quan R=0,65; 0,60; 0,55; 0,44.
Các loài côn trùng thuộc họ Bướm cải Pieridae, bướm đốm Danaidae thường gặp nhiều ở sinh quần nông nghiệp, trên những cánh rừng thưa. Tại khu vực Bản Tang (thuộc xã Quang Phong, huyện Quế Phong), và khu vực Khe Khài (gồm Khe Khài và bản Na Kho), vào những lúc nắng nóng, chúng tôi bắt gặp nhiều đàn bướm tập trung ở các vũng nước ven suối, trên các bãi đất ẩm.
Các loài côn trùng thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) thường gặp chủ yếu trong những khu rừng thứ sinh giàu, nơi cây cối rậm rạp: Loài Discophora sondaica
sondaica Boisduval thường tập trung nhiều ở những khu rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, thường đậu trên các tảng đá trong rừng già, đôi khi còn bắt gặp chúng ở sinh cảnh rừng thứ sinh ven sông suối có cây cao và rậm rạp. Loài bướm phượng
Troides helena cerberus C&R Felder, Graphium agamemnon agamemnon Linnaeus (Họ Papilionidae), Bướm xanh Jamides celeno Cramer (họ Lycaenidae), Xén tóc vân hổ Xyletrechus quadripes Chev, Xén tóc màu rêu vàng lục Apriona germari
Hope cũng gặp ở dạng sinh cảnh này.
Sinh cảnh rừng thứ sinh ven sông suối là nơi tập trung nhiều loài côn trùng, là sự pha trộn giữa khu hệ côn trùng rừng thứ sinh với khu dân cư, cây trồng nông nghiệp, giữa rừng thứ sinh xa suối với rừng thứ sinh ven sông suối, có các loài côn trùng đặc trưng cho sinh cảnh này:
Coleliccia cyanomelas, Platycnemis foliacea (Họ Platycnemididae), Pseudothemis zonata Adult (Họ Libellulidae); các loài Bọ xít: Valentia compressipes Stal,
Macracanthopsis nidipes Reut, Pirates arcuatus Stal (Họ Reduviidae), Dieuches unigutlatus Thunb, Aphanus sordidus Fabriciusicius (Họ Lygaeidae); các loài Bọ rùa: Lemnia biplagiata Swartz, Coccinella septempunctata L, Calvia albolineata
Schonherr (Họ Coccinellidae), Các loài Bướm thuộc họ Bướm đốm (Danaidae):
Danaus genutia genutia Cramer, Euploea leucostictos minorata Moore, Euploea mulciber dufresne Godart, Euploea tullionus Fabriciusicius.
Sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi do tự nhiên hay do chăm sóc, trồng, bảo vệ của con người thường gặp các loài sau: Cosmoscarta decisa Walker, Cosmoscarta heros Fabricius (Họ Cercopidae), Huechys sanguinae De Geer, Cryptotympana holsti Distant (Họ Cicadidae), các loài thuộc chi Glenea, Anoplophora chinensis
Forster (Họ Cerambycidae), Chilocorus chinensis Milyatake, Chilocorus circumdatus Gyll (Họ Coccinellidae), các loài thuộc chi Polillia, chi Mimela (Họ Scarabaeidae).
Các loài côn trùng đặc trưng cho sinh cảnh dân cư, cây trồng nông nghiệp phần lớn là loài gây hại cho thực vật, chúng bao gồm các loài cào cào, châu chấu (họ Acrididae), các loài bọ rùa họ Coccinellidae: Rodolia rufopilosa Mulsant,
Epilachna sauteri Weise, Chilocorus spp.., các loài bọ xít (Họ Bọ xít mép Coreidae, Họ Bọ xít dài Lygaeidae, Họ Bọ xít vải Pentatomidae). Một số loài như:
Aspidimorpha spp, Aulacophora spp, Aplosonyx spp, Lilioceris spp thuộc họ Cánh cứng ăn lá Chrysomelidae cũng thường bắt gặp ở kiểu rừng này. Các loài dế thuộc họ Dế mèn Gryllidae (loài Brachytrupes portentosus Lichtenstein, loài Gryllus testaceus Walker), và họ Dế dũi Gryllotalpidae (Loài Gryllotalpa orientalis Palisot de Beauvois) hầu như chỉ thấy xuất hiện ở khu vực này. Song song tồn tại cùng với những loài côn trùng gây hại trên thì ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loài côn trùng ký sinh ăn thịt, trong đó đáng chú ý là các loài thuộc họ Bọ ngựa Mantidea (Terodera sinensis Saussure, Hierodula patellifera Serville, Deroplatys sp), các loài thuộc họ Hổ trùng Cicindelidae (Cicindela spp, Collyris bonelli Guerin, Neocollyris
cylindripennis Chaudoir), các loài bọ rùa: Lemnia biplagiata Swartz, Rodolia pumila Weiser, Menochilus sexmaculatus Fabricius, Megalocaria diladata
Fabricius (họ Coccinellidae), họ Bọ xít ăn sâu Reduviidae (Sycanus spp, Valentia
spp,...), các loài thuộc họ Ong cự Ichneumonidae (Enicospilus spp, Theronia spp,
Xanthopimpla spp..), họ Ong vàng Vespidae (Parapolybia spp, Polistes spp,
Ropalidia spp), Họ Ruồi ký sinh Tachinidae (Exorista sp)... cũng thường hay bắt gặp ở khu vực này. Đặc biệt khu dân cư, cây trồng nông nghiệp là nơi chăn thả rông của nhiều loài gia súc nên xuất hiện các loài côn trùng phân huỷ chất thải động vật gồm: Onthophagus spp, Copris spp, Cathasius spp, Meladera spp thuộc họ Scarabaeidae. Do đặc điểm khu dân cư, cây trồng nông nghiệp có nhiều loài cây ăn quả có hoa nên đã thu hút được nhiều loài ong, bướm đến hút mật, tiêu biểu là các loài ong thuộc họ Ong mật Apidae (Xylocopa spp, Amegilla spp, Proxylocopa sinensis Wu..), các loài bướm thuộc họ Bướm cải Pieridae, Bướm đốm Danaidae.
Sinh cảnh rừng tre nứa thuần loài là nơi tập trung của hầu hết các loài Bướm nhảy Hesperiidae (Aeromachus stigmatus shanda Evans, Erionota torus Evans,
Iambrix salsala salsala Moore, Seseria sambara indosinica Fruhstorfer, các loài thuộc họ Bướm mắt rắn Satyridae (Lethe spp, Mycalesis spp, Panthema spp, Ypthima spp). Các loài sâu hại ở kiểu rừng này bao gồm: các loài thuộc họ Châu chấu Acrididae (Ceracris spp, Catantops pinguis Stal), các loài Phyllomimus spp thuộc họ Pseudophyllidae, các loài Vòi voi hại măng Curculionidae (Cyrtotrachelus buqueti Guer-Meneville, Cyrtotrachelus longimanus Fabricius). Sinh cảnh rừng tre nứa thuần loài là nơi làm tổ của nhiều loài ong: Ong kiến Mutillidae, Ong mật Apidae
Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa là sự giao thoa của khu hệ côn trùng rừng gỗ và rừng tre nứa, nhiều loài côn trùng có trong rừng thứ sinh và rừng tre nứa thuần loài đều thấy xuất hiện ở kiểu rừng này, tuy nhiên số lượng ít hơn các kiểu rừng khác
Các loài kiến Formicidae, gặp ở tất cả các kiểu rừng từ rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa thuần loài đến cây trồng nông nghiệp.