Các dịch vụ phi tín dụng của NHTM

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG (Trang 27 - 35)

1.1.3.1. Dịch vụ thanh toán

hàng bên cạnh các nghiệp vụ nhận tiền gửi và cho vay. Với chức năng trung gian thanh toán, các ngân hàng là cầu nối giữa các chủ thể kinh tế. Thanh toán qua ngân hàng mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là các chủ thể thực hiện hoạt động mua bán thay vì phải cầm tiền mặt, gặp nhau, thanh toán trực tiếp thì họ chỉ cần viết lệnh chi trả giử lên ngân hàng, ngân hàng sẽ thực hiện chuyển tiền cho người thụ hưởng. Nếu như thanh toán bằng tiền mặt gặp phải nhiều nhược điểm như bị hạn chế về mặt không gian và thời gian (nếu các chủ thể ở cách xa nhau), có khả năng gặp rủi ro lớn (như mất mát, tiền thừa, thiếu…). Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đã khắc phục tất cả những hạn chế đó và đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng như nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiết kiệm chi phí…từ đó góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho doanh nhân. Thêm vào đó đối với một quốc gia, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng còn góp phần thực hiện chính sách tiền tệ của quốc gia đó. Với sự phát triển của dịch vụ thanh toán đã kéo theo sự ra đời và phát triển nhiều dịch vụ khác như dịch vụ mở tài khoản thanh toán. Bên cạnh đó công nghệ thông tin phát triển cũng thúc đẩy sự ra đời và phát triển nhiều hình thức thanh toán khác nhau như: Nhờ thu, uỷ nhiệm chi, L/C, thẻ thanh toán…Những dịch vụ này giúp cho nền kinh tế hoạt động một cách linh hoạt và sôi động hơn.

Với đặc điểm nhằm hỗ trợ việc thanh toán cho khách hàng khi tham gia các giao dịch kinh tế dân sự, tuỳ theo phạm vi của giao dịch, dịch vụ thanh toán bao gồm chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế.

a) Chuyển tiền trong nước:

* Đối với khách hàng: Các hình thức thanh toán qua ngân hàng chủ yếu gồm: - Thanh toán bằng séc: đây là một lệnh viết vô điều kiện do chủ tài khoản phát hành để ngân hàng thanh toán bằng sẽ trả tiền cho người thụ hưởng. Séc là phương tiện thanh toán ra đời rất sớm, mặc dù hiện nay đã xuất hiện nhiều phương tiện thanh toán hiện đại xong séc vẫn là công cụ thanh toán phổ biến nhất. Dưa vào công dụng của séc người ta phân séc ra thành 6 loại: Séc chuyển khoản; Séc tiền mặt; Séc bảo chi; Séc cá nhân; Séc chuyển tiền cầm tay; Sổ séc định mức

- Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Uỷ nhiệm chi hay còn gọi là lệnh chuyển tiền khách hàng là lệnh chi của chủ tài khoản yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích

từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng. Uỷ nhiệm chi được dùng để trả tiền mua hàng hoá, dịch vụ. Việc thanh toán có thể diễn ra trong cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.

- Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu: Uỷ nhiệm thu là lệnh đòi tiền do người bán hàng hay người cung cấp dịch vụ uỷ nhiệm cho ngân hàng đòi tiền người mua hoặc người nhận sử dụng dịch vụ trên cơ sở hàng hoá dịch vụ đã cung ứng. Uỷ nhiệm thu có thể dùng để thanh toán giữa các khách hàng có tài khoản mở ở cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng, có thể cùng hệ thống hoặc khác hệ thống.

Để thực hiện thanh toán bằng uỷ nhiệm thu các bên mua bán phải thống nhất các thoả thuận và ghi trong hợp đồng kinh tế. Đồng thời phải thông báo bằng văn bản với ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để làm căn cứ thực hiện các uỷ nhiệm thu.

- Thanh toán bằng thẻ: Đây là một hình thức thanh toán hiện đại mà chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để rút tiền, chuyển khoản, thực hiện các giao dịch khác tại các máy rút tiền tự động (ATM) hoặc thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT). Thẻ thanh toán được ra đời từ đầu thế kỷ 20 và là một phương tiện chi trả hiện đại, ứng dụng nhiều tiện ích của công nghệ thông tin hiện đại. Thanh toán bằng thẻ đã thay thế một phần thanh toán bằng séc để thực hiện các khoản thanh toán món nhỏ.

* Các hình thức thanh toán giữa các ngân hàng:

- Chuyển tiền liên chi nhánh: là hình thức thanh toán được thực hiện giữa các chi nhánh thuộc cùng một hệ thống ngân hàng. Mỗi chi nhánh sẽ mở một tài khoản điều chuyển vốn nội bộ, các khoản chuyển tiền đi và đến sẽ được hạch toán trên tài khoản này.

- Chuyển tiền bù trừ là chuyển tiền giữa các ngân hàng khác hệ thống nhưng cùng một địa bàn tỉnh hoặc thành phố. Mỗi ngân hàng tham gia thanh toán bù trừ (TTBT) sẽ phải có một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng nhà nước (NHNN) đóng tại địa bàn đó. Các khoản chuyển tiền đi và đến của các ngân hàng sẽ được NHNN bù trừ trên tài khoản tiền gửi đó và được thực hiện theo phiên.

- Chuyển tiền điện tử liên ngân hàng (thanh toán song phương, thanh toán qua cổng CITAD): đây là hình thức chuyển tiền giữa các ngân hàng với nhau nhưng

khác hệ thống, các ngân hàng có thể cùng địa bàn hoặc không cùng địa bàn. NHNN sẽ thành lập các trung tâm thanh toán quốc gia, hội sở chính của các hệ thống ngân hàng khi muốn tham gia thanh toán liên ngân hàng phải mở tài khoản tiền gửi tại trung tâm thanh toán quốc gia. Hoạt động thanh toán giữa các ngân háng sẽ được bù trừ qua tài khoản tiền gửi này.

b) Chuyển tiền quốc tế:

Chuyển tiền quốc tế là nghiệp vụ theo đó ngân hàng theo lệnh của khách hàng (lập theo mẫu do ngân hàng quy định) thực hiện chuyển tiền đến người thụ hưởng theo hướng dẫn ghi trong lệnh chuyển tiền của khách hàng. Việc chuyển tiền có thể được thực hiện thông qua các ngân hàng đại lý sử dụng mạng Swift thanh toán toàn cầu và chuyển tiền qua mạng Internet.

Chuyển tiền qua mạng Swift là việc chuyển tiền qua hệ thống mạng Swift do một tổ chức tài chính quốc tế thành lập. Hiện có các ngân hàng và tổ chức tài chính của hơn 202 quốc gia tham gia tổ chức này, mỗi ngân hàng thành viên tham gia sẽ được cấp một mã ngân hàng thống nhất trên toàn cầu gọi là Swiftcode.

1.1.3.2. Tài trợ thương mại

Nghiệp vụ tài trợ thương mại và chuyển tiền quốc tế trước đây được gọi chung là dịch vụ thanh toán quốc tế. Hiện nay ở một số ngân hàng trong đó có MB dịch vụ này được tách riêng thành 02 dịch vụ là dịch vụ chuyển tiền quốc tế nằm trong dịch vụ thanh toán và dịch vụ tài trợ thương mại.

Các dịch vụ có liên quan đến yếu tố thanh toán với nước ngoài là nghiệp vụ cung ứng các dịch vụ thanh toán quốc tế thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Giao dịch thanh toán được xác lập hoặc thực hiện hoặc kết thúc ở nước ngoài, hoặc giao dịch thanh toán có liên quan đến tài khoản mở tại nước ngoài.

+ Giao dịch thanh toán có các doanh nghiệp thuộc khu chế xuất tham gia Tài trợ thương mại gồm có các hình thức sau:

- Thư tín dụng (L/C- Letter of credit): là một thoả thuận dù được đặt tên hay mô tả như thế nào, theo đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) thực hiện theo yêu cầu và chỉ dẫn của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) hoặc xuất phát từ chính bản thân họ:

+ Thanh toán cho hoặc thanh toán theo lệnh của một bên thứ ba (người hưởng lợi) hoặc sẽ chấp nhận và thanh toán hối phiếu đòi tiền do người thụ hưởng ký phát hoặc

+ Uỷ quyền cho một ngân hàng khác thực hiện việc thanh toán đó, hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu đòi tiền nói trên hoặc

+ Uỷ quyền cho một ngân hàng khác thực hiện việc chiết khấu dựa trên bộ chứng từ được xuất trình.

Thanh toán bằng L/C là hình thức phổ biến hiện nay trong thanh toán quốc tế. Đây thực chất là sự thoả thuận giữa ngân hàng với ngân hàng phục vụ người mua hoặc ngân hàng phục vụ người bán đảm bảo với người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình với ngân hàng bộ chứng từ hạch toán phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định. Thanh toán bằng L/C thường được sử dụng khi hai bên mua bán chưa thật tin tưởng lẫn nhau. Thư tín dụng gồm có:

+ Thư tín dụng xuất khẩu: Thông báo kiểm tra chứng từ, mở L/C, thanh toán L/C. + Thư tín dụng nhập khẩu: Kiểm tra chứng từ, mở L/C, thanh toán L/C. - Nhờ thu là nghiệp vụ theo đó ngân hàng xử lý bộ chứng từ nhờ thu nhận được theo chỉ dẫn của người gửi chứng từ để:

+ Nhận được thanh toán hoặc chấp nhận, hoặc (Nhờ thu D/A)

+ Giao chứng từ trên cơ sở nhận được thanh toán và/hoặc chấp nhận hoặc (Nhờ thu D/P)

+ Giao chứng từ trên các cơ sở và điều kiện khác (Nhờ thu D/OT) Ngoài ra các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu còn có các dịch vụ sau:

- Bảo lãnh nhận hàng (Shipping Guarantee): là nghiệp vụ theo đó ngân hàng phát hành một bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh, cam kết với bên nhận bảo lãnh rằng bên được bảo lãnh là người nhận lô hàng một cách hợp pháp. Trong trường hợp có tranh chấp về người nhận lô hàng nói trên thì ngân hàng bảo lãnh phải thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong bảo lãnh đã phát hành.

- Ký hậu vận đơn (Advance Endorsement): là nghiệp vụ theo đó ngân hàng ký vào mặt sau của vận đơn đường biển để chuyển quyền nhận lô hàng theo vận đơn đường biển đó cho một bên khác.

- Thông báo thư tín dụng (Inward L/C Advising): là nghiệp vụ theo đó ngân hàng kiểm tra tính chân thực và thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngân hàng thông báo khác tới người thụ hưởng thư tín dụng do một ngân hàng phát hành theo đề nghị của ngân hàng phát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngân hàng thông báo khác.

- Nhờ thu hàng nhập (IB Collection): là nghiệp vụ theo đó ngân hàng thông báo và xử lý các phát sinh liên quan đến bộ chứng từ đòi tiền hàng nhập theo hình thức nhờ thu theo chỉ dẫn của ngân hàng/khách hàng nhờ thu.

- Nhờ thu hàng xuất (OB Collection): là nghiệp vụ theo đó ngân hàng gửi và xử lý các phát sinh liên quan đến bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất theo hình thức nhờ thu hoặc theo hình thức thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng và/hoặc ngân hàng phát hành.

- Mua chiết khấu bộ chứng từ: là nghiệp vụ theo đó ngân hàng kiểm tra toàn bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất theo thư tín dụng do khách hàng xuất trình và ứng trước cho khách hàng một khoản tiền nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sở hạn mức chiết khấu của khách hàng đã được ngân hàng phê duyệt, tình trạng bộ chứng từ và khả năng hoàn trả của ngân hàng phát hành. Khách hàng phải hoàn trả tiền gốc và lãi chiết khấu cho ngân hàng khi nhận được tiền từ bộ chứng từ hoặc sau một thời gian nhất định do ngân hàng quy định nên việc đòi tiền nói trên không thực hiện được.

- Thông báo bảo lãnh (BG Advising): là nghiệp vụ theo đó ngân hàng kiểm tra tính chân thực và thông báo, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngân hàng thông báo khác, tới người thụ hưởng bảo lãnh do một ngân hàng phát hành theo đề nghị của ngân hàng phát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngân hàng thông báo khác.

1.1.3.3. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của NHTM. Đó là việc một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ thông quan chênh lệch tỷ giá. Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu của:

nhu cầu thanh toán L/C, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ với nước ngoài, trả nợ vay ngân hàng…Dịch vụ mua bán ngoại tệ phục vụ các khách hàng là doanh nghiệp thường gồm 2 mảng chủ yếu: mua ngoại tệ phục vụ xuất khẩu và bán ngoại tệ phục vụ nhập khẩu.

- Với các cá nhân phục vụ cho các mục đích: học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch nước ngoài một cách hợp pháp.

* Một số sản phẩm kinh doanh ngoại tệ được sử dụng phổ biến hiện nay: - Giao dịch hối đoái giao ngay (Spot): là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo. Có 3 loại Spot: Value today (ngày thanh toán trùng với ngày giao dịch), Value tomorrow (ngày thanh toán sau ngày giao dịch 1 ngày- ngày mai) và Value spot (ngày thanh toán sau ngày giao dịch 2 ngày).

- Giao dịch kỳ hạn (Forward): là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán một lượng ngoại tệ theo một tỷ giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai. Các hợp đồng kỳ hạn có thời hạn từ 3 đến 365 ngày (dưới 3 ngày thì đó là giao dịch giao ngay).

- Hợp đồng quyền chọn (Option): là giao dịch giữa bên mua quyền và bên bán quyền, trong đó bên mua quyền có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ xác định ở một mức tỷ giá xác định trong một khoảng thời gian thỏa thuận trước, bên mua quyền sẽ phải trả một khoản phí gọi là phí quyền chọn. Nếu bên mua quyền lựa chọn thực hiện quyền của mình, bên bán quyền có nghĩa vụ bán hoặc mua lượng ngoại tệ trong hợp đồng theo tỷ giá thỏa thuận trước.

- Hợp đồng tương lai (Future): Về cơ bản hợp đồng tương lai có đặc điểm giống như hợp đồng kỳ hạn tuy nhiên có một số điểm khác là được giao dịch trên các thị trường có tổ chức (CME, CBOT) và được giao dịch dưới dạng các hợp đồng được chuẩn hoá về số tiền giao dịch và thời gian giao dịch.

- Giao dịch hoán đổi (Swap): là giao dịch đồng thời mua và bán cùng một lượng ngoại tệ (chỉ có 2 ngoại tệ được sử dụng trong giao dịch), trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch là khác nhau và tỷ giá của 2 giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng.

1.1.3.4. Dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử

Dịch vụ thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chúng mang lại tiện ích cao cho khách hàng và được khách hàng ưa chuộng.

Thẻ là một miếng plastic có kích thước tiêu chuẩn và có một dải băng từ ở mặt sau ghi thông tin về thẻ và chủ thẻ, cũng có thẻ dùng công nghệ chip để ghi các thông tin. Thẻ được chia làm nhiều loại tuỳ theo tính năng và tác dụng của thẻ.

Dịch vụ ngân hàng điện tử hiện nay đang phát triển mạnh mẽ tạo ra một môi trường tài chính năng động. Các dịch vụ đang rất phát triển hiện nay như ATM, Homebanking, Phonebanking, Internetbanking… Các dịch vụ này giúp cho khách hàng không cần đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện giao dịch với ngân hàng, tiết kiệm chi phí, thời gian đi lai. Dịch vụ ngân hàng trực tuyếtn đã góp phần thu hẹp mọi khoảng các không gian và địa lý. Nó được xây dựng trên nền tảng công nghệ cao.

- ATM là một kênh phân phối mới của ngân hàng. Bằng việc sử dụng thẻ ATM, khách hàng có thể giao dịch tại các máy ATM của ngân hàng 24/24h và ở bất kỳ đâu. Đây gần như một ngân hàng thu nhỏ vì khách hàng có thể thực hiện được nhiều giao dịch trên ATM chỉ bằng một vài động tác ấn nút đơn giản. Các dịch vụ thường có trên ATM như: vấn tin số dư, rút tiền mặt, chuyển khoản, in sao kê giao dịch, chuyển tiền gửi tiết kiệm, thanh toán hoá đơn…

- Dịch vụ Homebanking: Đây là một kênh phân phối sản phẩm của ngân hàng cho phép khách hàng cập nhật từ xa vào mạng Internet của ngân hàng, sử dụng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w