giai đoạn 2016 – 2018
Qua bảng số liệu ta thấy thu dịch vụ ròng tại Chi nhánh tăng cao qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối. Năm 2017 thu dịch vụ ròng đạt 40.569 triệu đồng tăng 11,64% so với năm 2016, năm 2018 đạt 45.699 triệu đồng tăng 12.65% so với năm 2017.
Trong số các dịch vụ thì ngân hàng điện tử có tốc độ tăng trưởng cao nhất, năm 2016 thu ròng từ bảo lãnh đạt 423,56 triệu đồng, đến năm 2017 con số này đã tăng lên 769,32 triệu, tăng 81,63% so với năm 2016, năm 2018 thu từ ngân hàng điện tử đạt 823,13 triệu đồng tăng 6,99% so với năm 2017. Tiếp đó dịch vụ kinh doanh ngoại tệ cũng có tốc độ tăng trưởng cao 28,91% năm 2017 và tài trợ thương mại cũng có tốc độ tăng trưởng tăng 15,62 so với năm 2016. Dịch vụ thanh toán, và các dịch vụ khác cũng đạt tốc độ tăng trưởng tốt.
2.2.2. Thực trạng việc phát triển một số dịch vụ phi tín dụng chủ yếu tại Ngânhàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng
Cung ứng dịch vụ ngân hàng hiện đại luôn là định hướng chủ đạo của MB Hai Bà Trưng ngay từ ngày thành lập dịch vụ thanh toán nhanh và tiện ích đã tạo nền tảng cho sự phát triển của chi nhánh. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến, các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền được xử lý nhanh chóng, chính xác. Hiện nay Chi nhánh cung cấp cho khách hàng hai loại sản pẩm chuyển tiền chính là: chuyển tiền trong nước và chuyển tiền quốc tế.
- Chuyển tiền trong nước tại chi nhánh hiện nay thực hiện thanh toán tới tất cả các ngân hàng trên toàn quốc, có các kênh thanh toán chủ yếu là thanh toán liên chi nhánh, thanh toán bù trừ qua ngân hàng nhà nước, thanh toán điện tử liên ngân hàng (thanh toán song phương, thanh toán qua cổng CITAD)
- Chuyển tiền nước ngoài: MB Hai Bà Trưng thực hiện thanh toán tới tất cả các ngân hàng trên thế giới. Việc chuyển tiền được thực hiện chủ yếu qua mạng Swift, qua mạng internet, ngoài ra dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union (WU) phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân hiện nay cũng rất phát triển.
Bảng 2.5: Dịch vụ thanh toán tại Ngân hàng TMCP Quân đội– Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: triệu đồng, triệu USD,%
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/ 2016 (%) Năm 2018 2018/2017 (%) 1. Doanh số thanh toán quốc tế (triệu USD)
87,77 87,40 -0,42 104,60 16,5
2. Doanh số thanh toán trong nước (triệu đồng). Trong đó: 463.100.169 458.815.989 -1,04 460.069.279 0.26 - Doanh số thanh toán bù trừ 92.740.033,8 96.358.917,69 3,90 97.074.617,87 0,74 - Doanh số thanh toán khác (liên chi nhánh, song phương, CITAD… 370.960.135,2 362.493.071,3 -2,28 362.994.661,1 0,13 2. Thu ròng dịch vụ thanh toán (triệu đồng) 11.991,87 11.170,70 -6,8 12.568,6 12,5 3. Tỷ lệ trong thu dịch vụ ròng (%) 33 27,73 -16,57 27,50 -0,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Doanh số, số lượng giao dịch về thanh toán quốc tế và trong nước tăng trưởng không đều. Năm 2016 doanh số thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt 87,77 triệu USD. Năm 2017 mặc dù đã nhận được những hỗ trợ từ chính phủ, tuy nhiên, tình hình kinh doanh của một số doanh nghiệp khách hàng lớn của chi nhánh gặp phải khó khăn, dẫn đến doanh số thanh toán quốc tế năm 2017 chỉ đạt 87,40 nghìn
USD giảm 0,37 nghìn USD, tương ứng mức giảm 0,42% so với năm 2016. Sang năm 2018 doanh số thanh toán quốc tế đã được cải thiện hơn, con số này đã đạt 104,60 nghìn USD, tăng 17,2 nghìn USD tương ứng với tốc độ tăng 16,5% so với năm 2017.
Doanh số thánh toán trong nước của chi nhánh được chia thành 2 nhóm chính bao gồm doanh số thanh toán bù trừ và nhóm doanh số thanh toán liên chi nhánh, song phương, CITAD ( thanh toán khác)…. Trong đó doanh số thanh toán khác chiến 80% tổng doanh số thanh toán trong nước của chi nhánh. Cũng giống như doanh số thanh toán quốc tế thì doanh số thanh toán trong nước cũng có sự tăng trưởng không đều. Năm 2017 mặc dù dịch vụ thanh toán bù trừ đạt 96.358.917,69 triệu đồng tăng 8.467.063,90 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng 3,9% so với năm 2016 nhưng do doanh số tăng không đủ bù đắp doanh số giảm của dịch vụ thanh toán khác như CITAD, thanh toán liên ngân hàng (đạt 362.493.071,3 triệu đồng giảm 3.618.883,89 tương ứng với tốc độ giảm 2,28% so với năm 2016) nên doanh số thanh toán trong nước chỉ đạt 458.815.989 triệu đồng giảm 1,04% so với năm 2016.
Năm 2018 chi nhánh Hai Bà Trưng đã đưa ra nhiều chính sách để tăng doanh số thanh toán trong nước như giảm phí các dịch vụ thanh toán cho các doanh ngiệp có mối quan hệ lâu năm với chi nhánh. Chính nhờ những chính sách đó mà doanh số thanh toán trong nước năm 2018 có mức tăng trưởng nhẹ, tăng 0,26% so với năm 2017. Trong đó dịch vụ thanh toán bù trừ tăng 0.74% và dịch vụ thanh toán khác tăng 0,135.
Thu ròng dịch vụ thanh toán: Tuy năm 2016, dòng tiền lưu thông chậm, các doanh nghiệp kinh doanh khó khăn nhưng thu phí dịch vụ thanh toán trong nước năm 2016 được 11.991,87 triệu đồng. Thu ròng từ thanh toán đóng góp 33% doanh thu hoạt động phi tín dụng và đóng góp 7,19% trong tổng lợi nhuận năm 2016 của chi nhánh. Do đó, bên cạnh hoạt động tín dụng luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu lợi nhuận của chi nhánh thì khoản thu phí thanh toán cũng đóng góp vai trò không nhỏ.
Năm 2017, thu phí dịch vụ thanh toán đạt 11.170,70 triệu đồng giảm 6,8% so với năm 2016. Mức độ giảm khá nhiều nguyên nhân là do khó khăn chung của
nhiều doanh nghiệp là khách hàng lâu năm của chi nhánh. Do đó công tác thanh toán qua ngân hàng đương nhiên cũng chịu tác động không nhỏ trong năm 2017.
Năm 2018, trên 12 tỷ đồng là khoản thu từ dịch vụ thanh toán trong nước mang lại, tăng trưởng 12,5%. Đây là một số tiền không nhỏ, đóng góp 27,75 % trong tổng doanh thu hoạt động phi tín dụng và 8% trong tổng lợi nhuận mà chi nhánh thu được trong năm. Có thể nói hoạt động thanh toán đem lại mức thu phí dịch vụ khá cao trong tất cả các dịch vụ phi tín dụng mà chi nhánh Hai Bà Trưng cung cấp.
Với mục tiêu cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, mang tới sự thuận tiện tối đa và giá trị gia tăng vượt trội cho khách hàng, góp phần tích cực trong việc thực hiện chủ trương đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, MB vừa phối hợp với M-Service triển khai thành công dịch vụ thu phí tiền điện qua Ví điện tử MOMO. Bên cạnh đó, trong năm 2018, MB đã kết hợp với Công ty TNHH Zion (Zion) – đơn vị quản lý ứng dụng thanh toán di động ZaloPay để triển khai thành công dịch vụ thu phí điện tử qua ZaloPay.
Như vậy, bên cạnh các kênh thanh toán tiền điện mà MB đã triển khai thành công như: tại quầy giao dịch của MB, qua máy ATM, qua dịch vụ Zalo Pay,… các khách hàng là chủ thẻ E-Partner có đăng ký sử dụng các ví điện tử như MOMO, ZaloPay,… sẽ có thêm một kênh thanh toán mới đơn giản và hiệu quả.
Với kênh thanh toán đa dạng, phong phú và hiện đại đánh dấu sẽ mang lại cho MB chi nhánh Hai Bà Trưng nguồn phí cao từ dịch vụ chuyển tiền.
2.2.2.2. Dịch vụ tài trợ thương mại
Ngân hàng TMCP Quân Đội chi nhánh Hai Bà Trưng là một trong những ngân hàng tiên phong thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trực tiếp với nước ngoài. Đây là một trong những dịch vụ mà MB Hai Bà Trưng có uy tín trong việc thực hiện từ lâu, được hầu hết các khách hàng là những doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn tín nhiệm và tin dùng. Hiện nay MB Hai Bà Trưng đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài trợ thương mại sau:
- Thư tín dụng (L/C- Letter of credit): Thanh toán bằng L/C là hình thức phổ biến hiện nay trong thanh toán quốc tế. Đây thực chất là sự thoả thuận giữa ngân
hàng với ngân hàng phục vụ người mua hoặc ngân hàng phục vụ người bán đảm bảo với người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền hàng khi người hưởng lợi L/C thực hiện việc giao hàng và xuất trình với ngân hàng bộ chứng từ hạch toán phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C quy định.
Ngoài ra các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu còn có các dịch vụ sau:
- Ký hậu vận đơn (Advance Endorsement): MBBank sẽ thực hiện ký vào mặt sau của vận đơn đường biển để chuyển quyền nhận lô hàng theo vận đơn đường biển đó cho một bên khác.
- Thông báo thư tín dụng (Inward L/C Advising): Chi nhánh sẽ kiểm tra tính chân thực và thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngân hàng thông báo khác tới người thụ hưởng thư tín dụng do một ngân hàng phát hành theo đề nghị của ngân hàng phát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngân hàng thông báo khác.
- Mua chiết khấu bộ chứng từ: trong dịch vụ này MB Hai Bà Trưng kiểm tra toàn bộ chứng từ đòi tiền hàng xuất theo thư tín dụng do khách hàng xuất trình và ứng trước cho khách hàng một khoản tiền nhất định theo thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng trên cơ sở hạn mức chiết khấu của khách hàng đã được ngân hàng phê duyệt, tình trạng bộ chứng từ và khả năng hoàn trả của ngân hàng phát hành. Khách hàng phải hoàn trả tiền gốc và lãi chiết khấu cho ngân hàng khi nhận được tiền từ bộ chứng từ hoặc sau một thời gian nhất định do ngân hàng quy định nên việc đòi tiền nói trên không thực hiện được.
- Thông báo bảo lãnh (BG Advising): với sản phẩm này MB Hai Bà Trưng tiến hành kiểm tra tính chân thực và thông báo, trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua một ngân hàng thông báo khác, tới người thụ hưởng bảo lãnh do một ngân hàng phát hành theo đề nghị của ngân hàng phát hành đó hoặc theo đề nghị của một ngân hàng thông báo khác.
Kết quả hoạt động tài trợ thương mại được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động tài trợ thương mại tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: triệu USD, triệu đồng
2016 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%)
1. Doanh số tài trợ thương
mại (Triệu USD) 237,66 245,75 3,4 260,80 6,12 - Mở L/C 89,68 96,51 7,6 100,92 4,5 - Nhờ thu hàng nhập 1,61 4,46 117 5,56 24,6 - Nhờ thu hàng xuất 8,35 5,19 -37,8 8,09 55,87 - Thanh toán L/C xuất khẩu 85,30 95,33 11,75 96,97 1,72 - Thanh toán L/C trả chậm 0,73 2,61 257,5 1,26 -51 - Thanh toán L/C trả ngay 2,25 4,75 111,11 7,96 67,57 - Dịch vụ khác 49,74 40,90 -17,7 40,04 -2,15 2. Thu ròng tài trợ thương
mại (triệu đồng) 10.172,42 11.765,01 15,62 11.996 1,96 3. Tỷ lệ trọng thu dịch
vụ ròng 27,6 29 3,6 26,25 -9,4
Đơn vị: Triệu USD
Biểu đồ 2.2: Doanh số hoạt động tài trợ thương mại tại MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
( Nguồn:Báo cáo tổng kết MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018)
Doanh số hoạt động tài trợ thương mại: Doanh số hoạt động tài trợ thương mại tương đối cao và tăng qua các năm. Năm 2016 tổng doanh số đạt 237,66 triệu USD, năm 2017 là 245,75 triệu USD tăng 8,09 triệu USD, tương ứng với tốc độ tăng 3,4% so với 2016. Năm 2018 mặc dù doanh số các dịch vụ tài trợ thương mại khác bị giảm nhưng doanh số dịch vụ L/c xuất khẩu tăng 10,03 triệu đồng và doanh số mở L/c tăng 6,83 triệu đồng đã làm cho tổng doanh số hoạt động tài trợ tăng lên. Năm 2014 doanh số các dịch vụ mở L/c, thanh toán L/c và nhờ thu đều tăng làm cho tổng doanh số tài trợ thương mại đạt 260,8 triệu USD tăng 15,05 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng 6,12% so với 2017.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ doanh số tài trợ thương mại tại MB Chi nhánh Hai Bà Trưng năm 2018
(Nguồn:Báo cáo tổng kết MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018)
Trong tổng doanh số hoạt động tài trợ thương mại thì các sản phẩm như: mở L/C chiếm tỷ trọng cao nhất 37,7% tiếp theo là thanh toán L/C chiếm tỷ trọng lớn trong đó chủ yếu là L/C xuất khẩu chiếm 35,9%, các dịch vụ khác 20,9%, nhờ thu hàng xuất chiếm 3,51%, thanh toán L/C trả ngay 0,94%, Nhờ thu hàng nhập 0,67% và thanh toán L/C trả chậm 0,3% . Nguyên nhân là do các khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng chủ yếu là doanh nghiệp xuất khẩu với các sản phẩm nhập khẩu chính hàng may mặc, dệt may…Doanh số hoạt động của các sản phẩm tăng cao qua từng năm.
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng
giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: Công Ty Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/2016 (%) Giá trị 2018/2017 (%) Số lượng khách hàng ( Công ty) 463 501 8,2% 563 12,37
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại của chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2016 số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ của chi nhánh là 463 khách thì năm 2017 tăng thêm 8,2% so với năm trước và đạt giá trị 501 khách hàng. Năm 2018 con số này tiếp tục tăng, có 563 khách hàng đến chi nhánh sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại. Có thể thấy rằng dịch vụ tài trợ thương mại là dịch vụ thế mạnh của chi nhánh Hai Bà Trưng, chi nhánh có kết quả thu ròng hoạt động tài trợ thương mại khá cao trong thời gian qua. Điều này được thể hiện ở hình vẽ sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Biểu đồ 2.4: Thu ròng hoạt động tài trợ thương mại tại MB Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Thu ròng từ hoạt động tài trợ thương mại tăng lên qua từng năm: năm 2017 thu ròng của dịch vụ này đạt 11.765,01triệu đồng tăng 15,03% so với 2016, năm 2018 đạt 11.996 triệu đồng tăng 1,96% so với năm 2017 chiếm 8%% trong tổng thu dịch vụ. Đây cũng là một trong số những sản phẩm mang lại nguồn thu chính cho tổng thu dịch vụ tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có chậm lại trong những năm gần đây vì phụ thuộc vào đặc điểm tình hình kinh tế từng năm.
2.2.2.3. Kinh doanh ngoại tệ
Đây cũng là một trong những dịch vụ truyền thống mang lại nguồn thu của chi nhánh. Các khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng nhập khẩu nên doanh số bán ngoại tệ cho khách hàng thường cao hơn rất nhiều so với doanh số
mua ngoại tệ từ khách hàng. Các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại chi nhánh là:
- Sản phẩm mua bán ngoại tệ giao ngay (Spot). - Sản phẩm mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward).
- Sản phẩm quyền chọn (Option): chi nhánh là ngân hàng đầu tiên và duy nhất hiện nay được Ngân hàng nhà nước cho phép thực hiện sản phẩm này.
Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ qua các năm cụ thể như sau:
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng các năm 2016-2018
Đơn vị: Triệu USD, triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%)
1. Doanh số mua ngoại tệ của
khách hàng ( Triệu USD) 140,88 153,05 8,6 168,57 10,14 2. Doanh số bán ngoại tệ cho khách
hàng ( Triệu USD) 142,09 155,13 9,17 172,20 11 3. Thu ròng từ kinh doanh ngoại tệ 7.267,80 9.369,21 28,91 10.654 13,86 4. Tỷ trọng trong thu dịch vụ ròng 20 23,09 15,45 23,31 0,95