( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính MB Hai Bà Trưng)
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánhHai Bà Trưng Hai Bà Trưng
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Là một ngân hàng lớn và có uy tín lâu năm trên địa bàn, MB Hai Bà Trưng luôn coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Công tác huy động vốn tại chỗ từ nguồn tiền gửi nhàn rỗi của dân cư, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức trên địa bàn luôn được chú trọng. Nguồn vốn huy động năm sau luôn cao hơn năm trước. Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thàng, tiết kiệm ổ trứng vàng, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Chi nhánh luôn chủ động bám sát những biến động lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức khuyến mại như tặng quà, dự thưởng… đã góp phần lôi kéo khách hàng đến với MB và nâng cao nguồn vốn huy động cho ngân hàng.
Từ đầu năm 2013, cùng với cả hệ thống MBBANK, Chi nhánh Hai Bà Trưng đã triển khai có hiệu quả cơ chế quản lý vốn tập trung FTP (Fund Transfer Pricing), chuyển từ cơ chế bao cấp trong điều hoà vốn nội bộ sang quan hệ kinh tế với việc mua và bán vốn, hướng đến thông lệ chung của hoạt động ngân hàng, giảm chi phí vốn, tập trung sức mạnh lợi thế cạnh tranh của hệ thống. Với cơ chế này Hội sở chính sẽ xác định giá mua vốn và bán vốn phù hợp cho từng thời kỳ, các chi nhánh, đơn vị thành viên khi có nhu cầu cho vay sẽ mua vốn của Trung ương theo giá bán vốn FTP và ngược lại toàn bộ nguồn vốn huy động được của chi nhánh sẽ bán về cho Trung ương theo giá mua vốn FTP. Thu nhập của chi nhánh chính là phần chênh lệch lãi suất giữa giá bán vốn FTP của Trung ương cho chi nhánh với lãi suất chi nhánh cho khách hàng vay và chênh lệch giữa giá mua vốn FTP của Trung ương với lãi suất chi nhánh huy động của khách hàng. Cơ chế này giúp cho các Chi nhánh
luôn chủ động trọng việc xác định lãi suất cho vay và huy động để đảm bảo có lãi trong mua, bán vốn với Trung ương. Trong những năm qua đặc biệt là từ khi áp dụng cơ chế FTP đến nay hoạt động huy động vốn của chi nhánh đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Huy động vốn của MB Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%) 1. Tổng nguồn vốn huy động 1.084.93 5 1.319.953 121,66 1.410.60 2 106,87 * Phân theo thành phần 1.084.93 5 1.319.95 3 121,66 1.410.60 2 106,87
- Tiền gửi dân cư 851.035 917.252 107,78 848.254 92,48 - Tiền gửi tổ chức kinh tế 233.900 402.701 172,17 562.348 139,64
* Phân theo thời gian 1.084.93 5 1.319.95 3 121,66 1.410.60 2 106,87 - Nguồn vốn ngắn hạn 495.897 742.681 149,77 1.240.582 167,04 - Nguồn vốn trung dài hạn 589.038 577.272 98,00 170.020 29,45
* Phân theo loại tiền 1.084.93 5 1.319.95 3 121,66 1.410.60 2 106,87 - VND 968.251 1.190.126 122,92 1.217.142 102,27 - Ngoại tệ 116.684 129.827 111,26 193.460 149,01 2. Huy động vốn bình quân 953.281 1.152.62 6 120,91 1.274.31 0 110,56
(Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018)
Tổng nguồn vốn có sự tăng trưởng tốt qua các năm, năm 2017 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.319.953 triệu đồng tăng 21,6% so với năm 2016, đến năm 2018 nguồn vốn huy động là 1.401.602 triệu đồng tăng 6,87% so với năm 2017.
Nguồn vốn bình quân năm 2017 đạt 1.152.626 triệu đồng tăng 20,9% so với năm 2016 và năm 2018 đạt 1.274.310 triệu đồng tăng 10,56% so với 2017.
Trong tổng nguồn huy động tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn, là nguồn vốn tương đối ổn định nhưng tốc độ tăng trưởng có sự giảm sút qua các năm. Năm 2017 tiền gửi dân cư chỉ tăng 7,78% so với năm 2016 và đến năm 2018 nguồn vốn huy động từ dân cư không những không tăng mà còn bị giảm 7,52% so với 2017. Trong khi đó tiền gửi tổ chức kinh tế tuy không ổn định bằng tiền gửi dân cư xong lại có mức độ tăng trưởng cao: năm 2017 tăng 72,17% so với 2016 và năm 2018 tăng 39,64% so với năm 2017.
Cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ dài hạn sang ngắn hạn. Năm 2016 nguồn vốn dài hạn chiếm 54,3% trong tổng nguồn huy động, đến năm 2017 tỷ trọng của nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn huy động đã bị giảm đi chiếm 43,7% và đến năm 2018 tỷ trọng này chỉ còn là 12,05%. Có thể nói đây là một sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn tương đối mạnh mẽ do thời gian qua lãi suất thường xuyên biến động theo hướng tăng lên, người gửi tiền có xu hướng chuyển từ các kỳ hạn dài sang các kỳ hạn ngắn để tận dụng cơ hội kiếm lợi từ lãi suất tăng cao.
Nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (trên 85%), tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này qua các năm có sự giảm sút nếu như năm 2017 tăng 22,9% so với năm 2016 thì sang năm 2018 nguồn vốn huy động VND chỉ tăng 2,27% so với 2017. Trong khi đó nguồn tiền gửi ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (dưới 15%) xong đã có sự tăng trưởng tương đối khá năm 2017 tăng 11,26% so với năm 2016 và đến năm 2018 nguồn vốn ngoại tệ đã tăng trưởng 49% so với năm trước, tỷ trọng cũng tăng lên từ chỗ chỉ chiếm 9,8% trong tổng nguồn huy động năm 2017 đã tăng lên thành 13,7% vào năm 2018.
2.1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro xong cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng. Tại MB Chi nhánh Hai Bà Trưng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tới trên 80% tổng nguồn thu của chi nhánh. Do vậy hoạt động này luôn được chú trọng hàng đầu. Là một ngân hàng
có truyền thống từ lâu trong các hoạt động cho vay phục vụ đầu tư phát triển đặc biệt là cho vay các dự án lớn của nền kinh tế, MB Hai Bà Trưng nói riêng cũng như cả hệ thống MB – BANK rất có uy tín trong hoạt động tín dụng. Thị phần tín dụng của chi nhánh luôn chiếm trên 30% thị phần tín dụng của địa bàn, hầu hết các doanh nghiệp lớn của tỉnh đều có dư nợ vay tại chi nhánh. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn còn có một số điểm hạn chế đó là chi nhánh chủ yếu cho vay đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, dư nợ của các khách hàng cá nhân còn thấp, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa phát triển, các khách hàng truyền thống của chi nhánh là các đơn vị xây lắp nên thường xuyên bị chậm tiến độ thanh toán, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng và là đối tượng khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Mặc dù thời gian gần đây các ngân hàng đều có xu hướng mở rộng các hoạt động của mình sang phát triển các dịch vụ phi tín dụng xong có thể nói trong khoảng thời gian trước mắt nguồn thu chính của các ngân hàng vẫn là từ tín dụng. Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2: Hoạt động cho vay của MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%) 1. Tổng dư nợ 1.487.151 1.741.297 117,09 2.082.770 119,61 * Cho vay VND 1.029.996 1.636.510 158,89 1.858.560 113,57 - Ngắn hạn 720.128 1.219.869 169,40 1.429.160 117,16 - Trung dài hạn 309.868 416.641 134,46% 429.400 103,06%
* Cho vay ngoại tệ 457.155 104.787 22,92 224.210 213,97
- Trung dài hạn 1.989 57.687 2900,3 128.428 222,63
2. Dư nợ bình quân 1.346.673 1.502.958 111,6 1.914.661 127,39
Nguồn: Báo cáo tổng kết MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Tổng dư nợ tín dụng có sự tăng trưởng khá tốt qua các năm, năm 2017 tổng dư nợ đạt 1.741.297 triệu đồng tăng 17,09% so với năm 2016, năm 2018 tổng dư nợ tăng lên thành 2.082.770 triệu đồng tăng 19,61% so với năm 2017.
Dư nợ bình quân luôn được giữ ở mức cao, năm 2017 dư nợ bình quân đạt 1.502.958 triệu đồng tăng 11,6% so với năm 2016 và năm 2018 là 1.914.661 triệu đồng tăng 27,39% so với năm 2017.
Trong tổng dư nợ cho vay VND luôn chiếm tỷ trọng lớn: năm 2016: 69,2%, năm 2017: 93,9% và năm 2018: 89,2%. Điều này cho thấy tỷ trọng cho vay ngoại tệ giảm dần qua từng năm. Năm 2017 dư nợ ngoại tệ chỉ đạt 104.787 triệu đồng giảm 77,08% so với năm 2016, sang năm 2018 dư nợ vay ngoại tệ đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2017 xong vẫn thấp hơn năm 2016. Dư nợ trung dài hạn luôn được khống chế ở một mức độ nhất định vì thời hạn vay càng dài càng tiềm ẩn nhiều rủi ro, năm 2016 dư nợ trung dài hạn chiếm 20,97%; năm 2017 chiếm 27,2% và năm 2018 chiếm 26,78% luôn đảm bảo nằm trong giới hạn trung ương giao. Mặc dù tín dụng luôn đạt mức độ tăng trưởng cao xong chi nhánh luôn chủ động kiểm soát tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.
2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua, MB Hai Bà Trưng luôn là đơn vị kinh doanh xuất sắc trong hệ thống, dẫn đầu 14 chi nhánh khu vực miền núi phía Bắc. So với các ngân hàng khác trên địa bàn, MB Hai Bà Trưng luôn là ngân hàng dẫn đầu về hiệu quả, năng suất, chất lượng trong kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của chi nhánh được thể hiện qua những con số cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB chi nhánh Hai Bà Trưng các năm 2016 - 2018 Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/ 2017 (%)
1. Chênh lệch thu chi 186.694 171.940 -7,90 172.402 0,26 2. Trích DPRR 20.003 22.427 12,11 21.833 -2,64 3. Lợi nhuận trước thuế 166.691 149.513
-10,30 150.569 0,706 4. Thu dịch vụ ròng 36.339 40.569 11,64 45.699 12,65 5. Tỷ lệ nợ xấu 0,46% 0,35% -1,11% 0,46% 0,11%
Nguồn: Báo cáo tổng kết MB Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018
Chênh lệch thu chi năm 2017 đạt 171.940 triệu đồng giảm 7,9% so với năm 2016. Năm 2018 con số này tăng lên 172.402 triệu đồng tăng 29,54% so với năm 0,26% so với năm 2017.
Trích lập dự phòng rủi ro: thực hiện trích đúng, trích đủ theo kết quả phân loại nợ, năm 2016 trích 20.003 triệu đồng, năm 2017 trích 22.427 triệu đồng và năm 2018 trích 21.833 triệu đồng.
Lợi nhuận trước thuế sau khi trích dự phòng rủi ro tăng không đều qua các năm. Năm 2017 lợi nhuận trước thuế đạt 149.513 triệu đồng giảm 10,3% so với năm 2016. Đến năm 2018 lợi nhuận trước thuế đạt 150.569 triệu đồng tăng 0,706% so với năm 2017.
Thu dịch vụ ròng cùng với toàn ngành chi nhánh đã có mức tăng trưởng tốt về dịch vụ: năm 2017 thu dịch vụ ròng đạt 40.569 triệu đồng tăng 11,64% so với năm 2016, năm 2018 đạt 45.699 triệu đồng tăng 11,65% so với năm 2017 và vượt 5,82% kế hoạch giao.
biến động.
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Hai Bà Trưng
2.2.1. Tổng quan về các dịch vụ phi tín dụng tại MB Chi nhánh Hai Bà Trưng
Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng là một ngân hàng hàng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đặc biệt là các dịch vụ phi tín dụng. MB Hai Bà Trưng đặc biệt có ưu thế về các sản phẩm dịch vụ truyền thống như: dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong và ngoài nước, dịch vụ tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh…
Hiện nay MB Hai Bà Trưng có quan hệ thanh toán với tất cả các ngân hàng trong nước, thực hiện quan hệ thanh toán quốc tế trực tiếp với tất cả các ngân hàng trên thế giới, có quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng nước ngoài tại tất cả các châu lục. Chất lượng dịch vụ chuyển tiền ngày càng được nâng lên thực hiện chuyển tiền trong nước qua các kênh trực tiếp, CITAD, bù trừ, song phương..., chuyển tiền quốc tế qua mạng Swift và mạng Internet nhanh chóng, an toàn, thuận tiện cho khách hàng. Thực hiện đa dạng các nghiệp vụ tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ phục vụ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Các dịch vụ bảo lãnh đa dạng, phong phú. Dịch vụ thẻ tại chi nhánh cũng rất phát triển. Có thể nói chất lượng dịch vụ phi tín dụng tăng lên đã góp phần nâng cao uy tín và vị thế của MB Hai Bà Trưng.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ, MB Hai Bà Trưng rất chú trọng đến việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào, đổi mới phong cách giao dịch, cải thiện hình ảnh của MBBank trong mắt khách hàng…Hệ thống máy móc trang thiết bị đã được đổi mới một cách đồng bộ đảm bảo tất cả các giao dịch đều được thực hiện trên máy, ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ, các cán bộ chi nhánh còn chủ động nghiên cứu xây dựng các chương trình phần mềm tiện ích góp phần nâng cao chất lượng và năng suất hoạt động đặc biệt trong hoạt động dịch vụ.
Kết quả hoạt động dịch vụ của Ngân hàng TMCP Quân đội Hai Bà Trưng trong những năm qua được thể hiện cụ thể ở bảng số liệu sau:
- Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng tại MB chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua hình vẽ sau:
Biểu đồ 2.1: Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng tại MB Hai Bà Trưng
Có thể thấy rằng, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh Hai Bà Trưng liên tục tăng qua 3 năm qua, năm 2016 có 10431 khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng, đến năm 2017 con số này tăng thêm 2096 khách hàng, năm 2018 tăng thêm 714 khách hàng đạt giá trị 13241 khách hàng. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh ngày càng nhiều, để đạt được kết quả này là sự cố gắng của tập thể cán bộ nhân viên của chi nhánh đã tích cực đẩy mạnh đưa các sản phẩm phi tín dụng đến gần với khách hàng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hiện nay. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của chi nhánh chiếm số lượng lớn nhất trong các dịch vụ phi tín dụng mà chi nhánh đang cung cấp. Bên cạnh đó, số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ tài trợ thương mại và bảo lãnh cũng tăng liên tục tăng, đa phần khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng dịch vụ bảo lãnh và tài trợ thương mại tại chi nhánh. Khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán cũng tăng nhanh tăng từ 1923 khách hàng năm 2016 lên 2010 khách hàng năm
2018. Trong thời gian tới, chi nhánh nên tiếp tục đẩy mạnh tiếp thị các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng đến với khách hàng để xây dựng phát triển chi nhánh theo đúng định hướng phát triển ngân hàng hiện đại do hội sở đề ra.
Bảng 2.4: Kết quả thu phí dịch vụ của MB chi nhánh Hai Bà Trưng
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Giá trị 2017/ 2016 (%) Giá trị 2018/2017 (%) Thu dịch vụ ròng 36.339 40.569 11,64 45.699 12,65 - Dịch vụ thanh toán 11.991,87 11.170,70 -6,8 12.568,6 12,5 - Tài trợ thương mại 10.172,42 11.765,01 15,62 11.996 1,96