- Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, hoàn thiện mô hình tổ chức theo TA2 để nâng cao chất lượng phục vụ, rút ngắn thời gian phải chờ đợi của khách hàng. Trước khi triển khai các sản phẩm mới cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ kỹ lưỡng để các chi nhánh không bỡ ngỡ khi thực hiện.
- Tăng cường tiện ích cho các sản phẩm dịch vụ như nạp tiền vào tài khoản từ ATM, chuyển khoản khác hệ thống bằng ATM, thanh toán hoá đơn…Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ mới như thẻ tín dụng, thẻ quốc tế…để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
- Tạo điều kiện cho các chi nhánh chủ động trong việc triển khai, phát triển sản phẩm. Hiện nay các dịch vụ chi nhánh có đều là được triển khai từ trung ương tới các chi nhánh. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm do chi nhánh tự sáng tạo ra, phù
hợp với điều kiện của địa bàn thì lại không được triển khai hoặc nếu có làm thì phải xin phép qua nhiều khâu ảnh hưởng tới tính năng động, tính riêng có của sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại của các ngân hàng trên địa bàn.
- Hỗ trợ chi nhánh về công nghệ và các chương trình phần mềm hiện đại, những ứng dụng mới trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng. Hỗ trợ chi nhánh về cài đặt, lắp đặt, cử cán bộ đào tạo, hướng dẫn triển khai…
- Đề nghị Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam hỗ trợ chi nhánh về cung cấp, trang bị đầy đủ các loại máy móc trang thiết bị, phần mềm ứng dụng như cấp thêm máy ATM, POS, duyệt các phương án lắp đặt hệ thống camera cho các máy ATM và tại các phòng ở chi nhánh…
- Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ về dịch vụ ngân hàng, nâng cao kỹ năng bán hàng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các CBCNV đặc biệt là các giao dịch viên trực tiếp giao dịch với khách hàng.
- Cung cấp các giải pháp truyền thông, định hướng cho các chương trình marketing, quảng bá, tiếp thị…để hoạt động marketing các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh thực sự phát huy hiệu quả khẳng định rõ hình ảnh, vị thế, thương hiệu của MB trong lòng khách hàng vì hiện nay hoạt động này tại chi nhánh còn rất nhỏ lẻ, manh mún và kém hiệu quả.
- Xây dựng quy chế thưởng phạt công bằng trong công tác dịch vụ. Đối với những chi nhánh có thành tích tốt trong hoạt động dịch vụ và từng mảng sản phẩm cụ thể cần có cơ chế khuyến khích kịp thời. Còn với những chi nhánh làm ăn kém, mắc lỗi ảnh hưởng đến uy tín của MB cần có quy chế xử phạt nghiêm minh.
- Cải tiến các thủ tục về xây dựng cơ bản để chi nhánh sớm xây dựng được trụ sở làm việc mới cũng như có điều kiện thuận lợi để mở rộng mạng lưới hoạt động. Trung ương cần có những cải cách về thủ tục hành chính, thủ tục xét duyệt vì nhiều việc khi phải trình duyệt qua trung ương như các thủ tục về xây dựng cơ bản thường rất phức tạp và mất thời gian.
- Hỗ trợ cho chi nhánh về lãi suất, phí dịch vụ, giá mua bán ngoại tệ để chi nhánh có điều kiện nâng cao chỉ tiêu thu dịch vụ ròng.
KẾT LUẬN
“Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều biến chuyển quan trọng. Song song với quá trình đổi mới nền kinh tế, hoạt động ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hội nhập. Sức ép lớn nhất của hội nhập và mở cửa nền kinh tế tác động đến ngành ngân hàng là cạnh tranh. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải không ngừng phát triển và đổi mới theo hướng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ có sẵn, tiếp cận và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới để tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn kinh doanh theo cách thức cổ điển, doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy phát triển dịch vụ phi tín dụng là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu doanh thu cũng là cách để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại. Luận văn “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng” đã:
Hệ thống hóa một số vấn đề lý thuyết về dịch vụ phi tín dụng và phát triển dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng thương mại.
Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – chi nhánh Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 – 2018 trong đó tập trung 5 dịch vụ chính là: dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh và dịch vụ thẻ.
Trên cơ sở thực trạng phát triển dịch vụ phi tín dụng của Ngân hàng để đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Hai Bà Trưng đến năm 2023.
Tuy nhiên đây là một đề tài tương đối rộng và khá phức tạp, có nhiều hướng tiếp cận khác nhau, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, liên quan đến các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy, những ý kiến đề xuất, kiến nghị trong luận văn mới chỉ là các kết quả nghiên cứu bước đầu rất cần được tiếp tục nghiên cứu toàn diện và sâu sắc hơn.
1. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Hai Bà Trưng (2016, 2017, 2018), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018, Hai Bà Trưng.
2. Đào Mạnh Hùng (2017), “Bàn về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng.
3. Hoàng Xuân Quế (2016), “Về hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. 4. Lưu Thị Hương (2005), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê,
Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2017), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam”, www.sbv.gov.vn.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong thời đại hội nhập quốc tế”, www.sbv.gov.vn.
7. Nguyễn Đại Lai (2014), “Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và dự báo.
8. Nguyễn Đức (2013), “Ba xu hướng phát triển của dịch vụ ngân hàng”, Thời báo Kinh tế Việt Nam.
9. Nguyễn Quốc Tuyền (2012), “Bàn thêm về dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng.
10. Nguyễn Thị Hiền (2012), “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư - Một cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2012-2010 và 2020”, www.sbv.gov.vn.
11. Phạm Ngọc Phong (2012), Marketing trong ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
12. Phạm Thị Thu Hương, Phí Trọng Hiển (2012), “Phương hướng giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. 13. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học
chí Ngân hàng.
15. Quốc hội (2004), Luật các Tổ chức tín dụng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Trần Ngọc Lân (2005), “Mở rộng hoạt động dịch vụ đối với các ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng.