- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng theo hướng khuyến khích các NHTM tăng cường mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng trong đó có dịch vụ phi tín dụng. NHNN phải khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những dịch vụ mới triển khai nhưng chưa có quy định theo Hiệp định thương mại Việt- Mỹ. Cần có những quy định pháp lý phù hợp với đặc điểm của từng loại dịch vụ như: quy định về chữ ký điện tử, chứng từ điện tử, bảo mật, kiểm soát hệ thống…Để có căn cứ pháp lý cho việc triển khai và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ, ngân hàng cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện cơ chế thanh toán điện tử không chỉ trong hoạt động thanh toán giữa các ngân hàng mà trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
- Rà soát, nghiên cứu chỉnh sửa luật Ngân hàng cho phù hợp với điều kiện mới khi Việt Nam đã gia nhập WTO. NHNN cần phải khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh những nghiệp vụ ngân hàng mới có tính khả thi các đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng cao đòi hỏi văn bản pháp lý càng phải hoàn thiện.
- Có chính sách giám sát việc thu phí, NHNN nên xây dựng một biểu phí chuẩn trên đó quy định mức phí trần, sàn cho từng loại dịch vụ để các NHTM căn cứ vào đó xây dựng biểu phí của mình, tránh để các ngân hàng thu nhiều khoản phí không hợp lý ảnh hưởng đến khách hàng.
- NHNN nên giao quyền chủ động hơn cho các NHTM trong kinh doanh ngoại hối. Đa dạng hoá các nghiệp vụ để bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Có chính sách khuyến khích chuyển tiền kiều hối về nước để tăng nguồn ngoại tệ cho các ngân hàng. Mở rộng biên độ tỷ giá để các ngân hàng linh hoạt trong xác định mức giá sát với thị trường.
- Đẩy mạnh hoạt động của thị trường mở, thị trường tiền tệ: NHNN cần thay đổi lại cách thức tổ chức hoạt động của thị trường mở và thị trường tiền tệ để các NHTm có thể mở rộng các dịch vụ của mình.
- Nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ. Cải cách công cụ điều hành chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường: có nghĩa là
các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, hoán đổi, thấu chi…NHNN phải coi như công cụ chủ đạo để điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất. Thường xuyên điều hành linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ giá, tín dụng… để nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN, bên cạnh đó tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng vốn với chi phí thấp nhất có thể.
- Có định hướng thống nhất trong phát triển dịch vụ phi tín dụng: Hiện nay các NHTM Việt Nam phát triển dịch vụ phi tín dụng một cách độc lập, hầu như không có sự hướng dẫn thống nhất của NHNN dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và đầu tư lãng phí trong việc phát triển dịch vụ phi tín dụng trong khi tiềm lực của mỗi ngân hàng đều hạn chế. Ví dụ: dịch vụ ATM các ngân hàng đều tự đầu tư mua sắm máy ATM với chi phí rất lớn và đặt ATM ở những chỗ mà ngân hàng mình chưa có khiến cho có điểm thì có tới 3, 4 máy ATM của các ngân hàng, chỗ thì lại không có máy nào. Trong khi chương trình liên kết thẻ của các ngân hàng đã được triển khai thì NHNN cần phải đứng ra xây dựng một bản đồ phân bố máy ATM giúp các NHTM có thể tìm được vị trí lắp đặt thích hợp vừa không lãng phí, vừa phục vụ được nhiều khách hàng.
- NHNN có trách nhiệm hơn nữa trong việc liên kết với các ngành dịch vụ khác. NHNN với vai tro là ngân hàng của các ngân hàng liên kết với các ngành như bưu điện, điện, nước, thuế… để thực hiện thanh toán các loại phí điện thoại, điện, nước… qua tài khoản cá nhân tại ngân hàng. Điều đó có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế sử dụng tiền mặt, tăng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế và nâng cao được ý thức của người dân trong việc thực hiện các dịch vụ ngân hàng.
- Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà trước hết là công nghệ thanh toán: Một trong những khó khăn của dịch vụ thanh toán của các NHTM là tốc độ thanh toán qua trung tâm thanh toán của NHNN còn chậm. Vì vậy NHNN cần nghiên cứu cách thức thanh toán nhanh nhất, tiến tới hiện đại, tiến tới hiện đại hoá công nghệ thanh toán tự động. Thành lập trung tâm thanh toán, trung tâm xử lý hỗ trợ các NHTM trong việc thanh toán, thực hiện cung cấp dịch vụ cho khách hàng giữa các NHTM khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng các loại dịch vụ.
dụng: Thông tin về sản phẩm đóng vai trò quan trọng. Hiện nay các NHTM chủ động tự tìm tòi học hỏi và vận dụng triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Tuy nhiên có những sản phẩm xét về tiềm năng, nhu cầu thị trường có thể phát triển được nhưng khi triển khai lại vướng mắc về cơ chế chính sách. Đây là sự chưa đồng bộ giữa cơ quan hoạch định và doanh nghiệp. Mặt khác, NHNN là cơ quan đại diện Chính phủ nên thường có đầy đủ nhất các thông tin về dịch vụ ngân hàng hiện đại. Để khắc phục những bất cập này, NHNN (hoặc Hiệp hội ngân hàng) cần nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiên tiến trên thế giới có thể triển khai áp dụng tại Việt Nam, từ đó ban hành các văn bản chế độ liên quan đến từng dịch vụ. Căn cứ vào đó, các NHTM có thể xây dựng kế hoạch phát triển, cung ứng các dịch vụ này mà không phải chờ đợi ban hành chế độ.
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để tháo gỡ những khó khăn hiện nay của hệ thống NHTM: Quy định về mở rộng mạng lưới hiện nay do không có quy định cụ thể nên việc phát triển mạng lưới của các NHTM còn nhiều bất cập, chồng chéo tạo ra cạnh tranh không lành mạnh, không phát huy được sức mạnh của mạng lưới rộng.
- NHNN cần phát huy vai trò là cơ quan trung gian giám sát và xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác cùng phát triển giữa các tổ chức tín dụng.