Kinh nghiệm tạo động lực của một số chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 30 - 33)

1.6.1.1. Tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Hạ Long (BIDV Hạ Long)

a) Tạo động lực qua tiền thưởng

Tiền thưởng ngồi việc thoả mãn nhu cầu vật chất cịn có ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần. Khi người lao động được thưởng có nghĩa là thành tích của họ được tuyên dương. Họ sẽ phấn khởi khi lao động, đây là một hình thức tạo động lực tốt.

Tại BIDV Hạ Long, việc trả thưởng cho nhân viên dựa vào quỹ khen thưởng cuối năm, tức là Ngân hàng sẽ trích 2,5 % giá trị gia tăng để hình thành quỹ khen thưởng cuối năm. Trên cơ sở quỹ khen thưởng cuối năm, Hội quản trị khen thưởng đối với các thành viên trong ban Tổng giám đốc. Tổng giám đốc đề xuất Hội đồng quản trị thông qua quyết định mức khen thưởng đối với các cán bộ quản lý khác và nhân viên Ngân hàng có thành tích cơng tác tốt trên cơ sở hệ thống đánh giá kết quả hoạt động của Ngân hàng.

b) Tạo động lực qua phụ cấp

Ngân hàng chia phụ cấp ra làm nhiều loại như phụ cấp thâm niên, phụ cấp độc hại, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp năng lực, phụ cấp lưu động. Đối với mỗi loại phụ cấp đều hỗ trợ một phần nào người lao động, ghi nhận những đóng góp của họ cho tổ chức như ghi nhận sự trung thành và gắn bó của cán bộ công nhân viên, hoặc hỗ trợ nhân viên đảm nhận công việc trong môi trường độc hại như kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho tiền….đây là một công tác tốt trong công tác tạo động lực tại Ngân hàng.

c) Tạo động lực qua phúc lợi và dịch vụ

Trong những năm qua công tác phúc lợi và dịch vụ được Ngân hàng quan tâm vì đây là một trong những cơng tác tạo động lực cho người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ nhân viên được tham dự các hoạt động du lịch, vui chơi giải trí do ngân hàng tổ chức khi điều kiện cho phép (hường được tổ chức vào cuối tuần hoặc những ngày lễ, ngày kỷ niệm thành lập Ngân hàng hoặc thành lập chi nhánh,…).

1.6.1.2. Tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên

Ngân hàng Á Châu – Chi nhánh Hưng Yên (ACB Hưng Yên) với nền tảng công nghệ hiện đại, tiềm lực tài chính vững mạnh và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng với tinh thần nhiệt huyết, đang trên con đường xây dựng để trở thành một Ngân hàng Thương mại hàng đầu và hướng tới phát triển thành một tập đồn Dịch vụ Tài chính - Ngân hàng lớn mạnh của Việt Nam.

ACB Hưng Yên luôn coi nguồn nhân lực là yếu tố cốt lõi và là tài sản quý giá của Ngân hàng. Chính vì vậy, chính sách Nhân sự tại đây được xây dựng với mục đích biến nguồn nhân lực trở thành một ưu thế cạnh tranh hàng đầu của ACB. Chính sách nhân sự của ACB là đặt mối quan hệ giữa Ngân hàng và nhân viên là trung tâm của chính sách, với mục tiêu cao nhất là sự phát triển của ACB luôn đồng hành với sự thỏa mãn về cơng việc và lợi ích của nhân viên.

Chính sách việc làm của ACB tạo cơ hội công bằng và hợp lý cho tất cả mọi nhân viên của Ngân hàng tùy theo năng lực của mỗi người trên mọi phương diện: tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, xét lương, xét thưởng....

a) Chính sách lương - thưởng

Tiền lương tại ACB được trả theo nguyên tắc đảm bảo sự cơng bằng, hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực, hiệu suất, chất lượng công việc của mỗi nhân viên và tinh thần, thái độ thực thi chức trách, nhiệm vụ được phân cơng.

Ngồi tiền lương, khi làm việc tại ACB, nhân viên còn được hưởng rất nhiều chế độ phụ cấp khác nhau tùy theo đặc thù của từng vị trí cơng việc như: Phụ cấp thu hút, Phụ cấp đắt đỏ, Phụ cấp độc hại... và các khoản tiền hỗ trợ chi phí xăng xe, điện thoại, ăn trưa... Trong các chế độ phụ cấp, ACB áp dụng chế độ Phụ cấp thâm niên để nhằm ghi nhận sự trung thành và gắn bó cống hiến lâu dài của nhân viên đối với Ngân hàng.

Bên cạnh chính sách tiền lương và phụ cấp, ACB cịn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích nhân viên tồn hệ thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi vị trí cơng tác để xây dựng ACB ngày càng phát triển và lớn mạnh. Những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc sẽ được đánh giá và khen thưởng xứng đáng, kịp thời theo những quy định thống nhất, công bằng và công khai, kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất.

b) Chính sách đào tạo và phát triển

Các khóa đào tạo của ACB bao gồm cả đào tạo trong nước và đào tạo nước ngoài, đặc biệt ACB chú trọng đến đào tạo con em của các cổ đông và con em cán bộ nhân viên của Ngân hàng. Thông qua việc đào tạo, nhân viên sẽ được nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ chun mơn cùng các kỹ năng khác, từ đó tạo ra giá trị lớn nhất cho bản thân nhân viên và Ngân hàng. Đồng thời, qua quá trình đào tạo, nhân viên cũng xác định được mục tiêu phát triển của bản thân phù hợp với mục tiêu phát triển của Ngân hàng.

Các khóa đào tạo của ACB được thiết kế một cách hiệu quả dựa trên yêu cầu thực tiễn kinh doanh của Ngân hàng nhằm đảm bảo việc Nhân viên có thể áp dụng

được tối đa những kỹ năng, kiến thức đã được đào tạo vào trong cơng việc. Từ đó, làm tăng niềm tin và động lực làm việc cho nhân viên, thúc đẩy nhân viên không ngừng phát triển và đa dạng hóa nghề nghiệp chun mơn để tạo ra cơ hội thăng tiến cho bản thân.

ACB cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về chế độ, chính sách đối với người lao động như: Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm y tế, chế độ nghỉ phép, chế độ nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe... Ngồi ra, ACB cịn áp dụng một số chế độ, chính sách riêng nhằm thu hút, thúc đẩy và tạo sự gắn bó lâu dài của người lao động với ngân hàng như: Chế độ trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất, chế độ du lịch, thăm quan, nghỉ mát, chế độ khám sức khoẻ định kỳ...

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w