2.2. Thực trạng tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mạ
2.2.5. Đánh giá thực hiện công việc
Hiện nay công tác đánh giá thực hiện công việc tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh đang được tiến hành như sau:
a) Các tiêu chuẩn đánh giá
Các tiêu thức và tiêu chuẩn dùng để đánh giá kết quả thực hiện công việc công việc của người lao động được quy định tại Quyết định số 369/2018/QĐ- HĐQTNHCT2 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam ngày 11/04/2018 về việc Ban hành quy định chi trả tiền lương trong hệ thống
Ngân hàng TMCP cơng thương Việt Nam. Thành tích cá nhân của người lao động sẽ được đánh giá vào các mức xếp loại: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, khơng hồn thành nhiệm vụ, chưa đủ điều kiện đánh giá.
Mức độ hồn thành cơng việc được đánh giá phụ thuộc vào các tiêu chí sau: - Khả năng giải quyết cơng việc
- Hiệu quả cơng việc - Thái độ làm việc - Kinh nghiệm
Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ:
- Hoàn thành từ 100% khối lượng và chất lượng công việc được giao trở lên, tham gia tích cực và đóng góp có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Có điểm KPIs đạt từ 95 điểm trở lên.
- Tham gia tích cực các hoạt động phong trào, có ý thức rèn luyện cầu tiến, tinh thần đoàn kết.
- Chấp hành tốt nội quy, quy chế của ngành và pháp luật của Nhà nước. - Có đủ ngày cơng đi làm theo chế độ trong tháng.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
- Hoàn thành từ 95% - 100% khối lượng và chất lượng cơng việc được giao. - Có điểm KPIs đạt từ 90 điểm trở lên.
- Không vi phạm kỷ luật lao động, pháp luật nhà nước, nội quy, quy chế. - Nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động... trong tháng dưới 5 ngày cơng.
Hồn thành nhiệm vụ:
- Có điểm KPIs đạt từ 80- 90 điểm.
- Có thời gian nghỉ việc do ốm đau, tai nạn lao động... trong tháng từ 5 đến dưới 10 ngày công.
Khơng hồn thành nhiệm vụ
- Hoàn thành dưới 80% khối lượng và chất lượng cơng việc được giao. Có điểm KPIs đạt dưới 80 điểm.
- Hồn thành nhiệm vụ được giao. nhưng có sai phạm khiếm khuyết:
- Có thời gian nghỉ việc riêng do ốm đau, tai nạn lao động... từ 10 đến dưới 15 ngày trong tháng.
Chưa đủ điều kiện đánh giá
- Lao động mới tuyển dụng, có ngày cơng thực thế dưới 15 ngày. b) Phương pháp đánh giá
Vào cuối mỗi tháng, các phòng nghiệp vụ sẽ tiến hành họp đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động trong tháng. Thời gian họp sẽ được trưởng phịng thơng báo trước cho nhân viên 1 đến 2 ngày để họ chuẩn bị, thu xếp công việc tham gia đầy đủ.
Tại buổi họp, trưởng các phịng nghiệp vụ sẽ căn cứ vào các tiêu chí đánh giá, theo dõi tình hình thực hiện cơng việc của người lao động trong tháng, thông báo cho người lao động về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong tháng như yếu tố tài chính, yếu tố khách hàng, yếu tố con người, yếu tố hoạt động, số ngày công đi làm, số ngày nghỉ ốm nghỉ việc riêng...
Sau đó yêu cầu từng cá nhân tự đánh giá, chấm điểm các chỉ tiêu KPIs của mình theo bản đánh giá tương ứng với từng công việc cụ thể theo các bước sau:
- Nhân viên tự chấm điểm, đánh giá mức độ hồn thành cơng việc của mình. - Sau khi nhân viên tự chấm xong đệ trình trưởng phịng nghiệp vụ xem xét, đánh giá, chẩm điểm và phê duyệt lần 1.
- Sau khi trưởng phòng phê duyệt lần 1 xong sẽ đệ trình Ban giám đốc phê duyệt lần 2.
- Cuối cùng, Hội đồng thi đua sẽ họp và đánh giá, chuyển kết quả đánh giá sang phịng Hành chính tổ chức để tổng hợp. Kết quả xếp loại sẽ được ghi vào biên bản bình xét thi đua.
Bảng 2.12. Đánh giá thực hiện công việc tại Vietinbank Đông Anh giai đoạn 2017 – 2019
Mức xếp loại 2017 2018 2019
Tổng số lao động 67 71 68
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 8 6
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 52 48 49
Hoàn thành nhiệm vụ 10 15 12
Khơng hồn thành nhiệm vụ 0 0 0
Chưa đủ điều kiện xếp loại 0 0 1
Nguồn: Phịng hành chính tổ chức Vietinbank Đơng Anh
Cơng tác đánh giá, thực hiện cộng việc có đáp ứng được mong muốn của người lao động từ đó góp phần tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc hay không, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của người lao động về mức độ hài lịng đối với cơng tác đánh giá, thực hiện công việc.
Bảng 2.13. Mức độ hài lịng đối với cơng tác đánh giá thực hiện công việc tại Vietinbank Đông Anh
Lựa chọn Số lượng (phiếu) Cơ cấu (%)
Hồn tồn khơng đồng ý 2 2,94%
Khơng đồng ý 5 7,35%
Khơng có ý kiến rõ ràng 7 10,29%
Gần như đồng ý 12 17,65%
Hoàn toàn đồng ý 42 61,76%
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Mức độ hài lòng của người lao động đối với công tác đánh giá thực hiện cơng việc có thể thấy tỷ trọng số người trả lời từ mức độ 3 (khơng có ý kiến rõ ràng) đến mức độ 5 (hoàn toàn đồng ý) khá cao chiếm tới 89.71%, tức là từ mức lựa chọn coi hệ thống đánh giá đang thực hiện tại chi nhánh là chấp nhận được đến mức độ cảm thấy hài lòng. Điều này chứng tỏ công tác đánh giá thực hiện công việc đã đáp ứng được phần nào mong muốn về hệ thống đánh giá của người lao động. Tuy nhiên, vẫn còn tới 10,29% tổng số người được hỏi chưa hài lịng với cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc, trong đó 2.94% là hồn tồn khơng hài lịng (bảng 2.11).
Khi tiến hành khảo sát sâu và phỏng vấn ý kiến của người lao động về các khía cạnh của cơng tác đánh giá thực hiện cơng việc để tìm ra nguyên nhân khơng hài lịng của người lao động (Bảng 2.12). Đáng chú ý là tỷ trọng số người có ý kiến cho rằng kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng kết quả thực hiện công việc chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm tới hơn 1/3 số người được hỏi (40.3%). Đồng thời có tới 24,1% số người được hỏi trả lời rằng kết quả đánh giá không đảm bảo sự công bằng.
Bảng 2.14. Đánh giá về công tác đánh giá thực hiện công việc tại Vietinbank Đông Anh
Ý kiến Số lượng (phiếu) Cơ cấu (%)
Kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng kết quả thực hiện cơng việc
27 40,3%
Các tiêu thức đánh giá cịn thiếu và chưa hợp lý
14 20,1%
Đánh giá chưa công bằng 16 24,1%
Phương pháp đánh giá chưa phù hợp 11 15,5%
Nguồn: kết quả khảo sát của tác giả
Kết quả trên cho thấy công tác đánh giá thực hiện cơng việc tại chi nhánh vẫn cịn hạn chế. Có 27 ý kiến cho rằng “kết quả đánh giá chưa phản ánh đúng kết quả thực hiện cơng việc” chiếm 40,3%. Do đó có ảnh hưởng rất lớn tới động lực làm việc của người lao động vì khi người lao động cảm thấy không được đánh giá đúng với những đóng góp của mình dần dần sẽ làm giảm sự nỗ lực phấn đấu của người lao động, giảm năng suất lao động, thậm chí người lao động có xu hướng tìm đến những nơi làm việc khác mà tại đó những đóng góp của họ được ghi nhận chính xác.
Do vậy, Chi nhánh cần phải có những biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện để đảm bảo đánh giá chính xác, cơng bằng kết quả thực hiện cơng việc của người lao động, không chỉ phục vụ cho hoạt động trả lương, trả cơng mà cịn phục vụ cho các hoạt động quản trị nhân lực khác.