Ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 39 - 45)

2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và tình hình hoạt động trong những năm gần đây

trong những năm gần đây

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh là một trong 157 chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam. Có các chức năng nhiệm vụ và nhiệm vụ như sau:

2.1.2.1. Chức năng

˗ Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận.

˗ Tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyềncủa Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.

˗ Thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

2.1.2.2. Nhiệm vụ

Một là, huy động vốn:

˗ Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngồi dưới các hình thức tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ;

˗ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

˗ Vay vốn các tổ chức tài chính, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngồi khi được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản;

˗ Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Hai là, cho vay:

˗ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn;

˗ Các loại cho vay khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Ba là, kinh doanh ngoại hối:

˗ Huy động vốn và cho vay, mua, bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế;

˗ Bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Ba là, cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm: ˗ Cung ứng các phương tiện thanh toán;

˗ Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng; ˗ Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;

˗ Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;

˗ Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam.

Bốn là, kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác:

˗ Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Thu, phát tiền mặt; máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ; két sắt, nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác, thẻ thanh tốn; nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đại lý bảo hiểm... và các dịch vụ ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cho phép;

˗ Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;

˗ Thực hiện đồng tài trợ theo quy định và thực hiện các nghiệp vụ tài trợ thương mại khác theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;

˗ Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản thanh, bảo lãnh hồn thanh tốn, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;

˗ Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương;

˗ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị lưu trữ các hình ảnh làm tư liệu phục vụ cho việc trực tiếp kinh doanh của chi nhánh cũng như việc quảng bá thương hiệu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;

˗ Thực hiện công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo, lao động, tiền lương, thi đua, khen thưởng theo phân cấp, uỷ quyền của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam;

˗ Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Tổng giám đốc;

˗ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc giao.

2.1.4. Tình hình nguồn nhân lực

Tính đến ngày 31/12/2019, theo mơ hình cơ cấu tổ chức được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam phê duyệt, bộ máy quản lý, điều hành Chi nhánh Ngân hàng Cơng thương Đơng Anh cơ bản hồn thiện..

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự Chi nhánh Vietinbank Đông Anh giai đoạn 2017 – 2019 Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) Bình quân 2017 - 2019 Ban Giám đốc 3 5 4 166,7% 80,0% 123,3% Phòng KHDN 12 13 13 108,3% 100,0% 104,2% Phòng bán lẻ 7 8 8 114,3% 100,0% 107,1%

Các PGD loại 1 & loại 2 21 21 18 100% 85,7% 92,9%

Phòng Kho quỹ 5 7 6 140% 85,7% 112,9%

Phịng hành chính tổ chức 7 7 7 100% 100% 100%

Nguồn: Báo cáo hoạt động của Chi nhánh năm 2019

Cơ cấu lao động phân theo các phịng ban chun mơn tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Đơng Anh giai đoạn 2017 – 2019 có sự biến động (Bảng 2.1). Năm 2019 là 68 cán bộ giảm 03 cán bộ , tỷ lệ giảm tương đương là 4,2% so với năm 2018. Năm 2014 mặc dù Chi nhánh đã tuyển dụng thêm được 02 cán bộ mới nhưng do có 02 cán bộ về hưu và 01 cán bộ trong Ban lãnh đạo luân chuyển công tác đến đơn vị khác nên số lượng lao động đã giảm. Trong đó, ban

giám đốc giảm 01 người, cán bộ ở các phòng giao dịch loại 1 và loại 2 giảm 03 người và phòng kho quỹ giảm 01 người.

Nhìn chung, chi nhánh ln ln đáp ứng đủ số lượng nhân viên cần thiết, đảm bảo đủ các chuyên viên để phục vụ khách hàng và duy trì các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số lao động của Chi nhánh Đông Anh trong thời gian từ năm 2017 – 2019 nếu tính bình qn tỷ lệ tăng, giảm giai đoạn 2017 – 2019 thì tỷ lệ này là 100,9%, có nghĩa là so với năm 2017 có tăng, nhưng tỷ lên tăng chậm (0,9%).

Nguyên nhân chính là do chi nhánh mở rộng thêm một số vị trí khác và mở rộng thêm các phòng giao dịch. Mỗi một năm lượng nhân viên cần tuyển lại tăng thêm do nhu cầu công việc nhiều hơn, tuy nhiên một phần lớn cũng bởi hiện tượng nhân viên chuyển việc ngày càng tăng.

Số nhân viên nữ trong nghiên cứu lớn hơn số lượng nhân viên nam. Trong đó nhân viên nữ có 36 người, chiếm 53% và nhân viên nam có 32 người, chiếm 47% tổng số.

Bảng 2.2. Thông tin chung về người lao động tại Vietinbank Chi nhánh Đông Anh

Chỉ tiêu Tần suất Tỷ lệ (%) Tỷ lệ tích lũy (%) Giới tính Nam 33 48,5% 48,5% Nữ 35 51,5% 100% Nhóm tuổi 21 – 30 tuổi 40 58,8% 58,8% 31 – 40 tuổi 13 19,1% 77,9% 41 – 50 tuổi 10 14,7% 92,6% Trên 50 tuổi 5 7,4% 100% Tình trạng Độc thân 10 14,7% 14,7% Có gia đình 58 85,3% 100% Vị trí cơng tác Cán bộ quản lý 22 32,4% 32,4% Nhân viên 46 67,6% 100%

Thời gian công tác 1 – 10 năm 48 70,6% 70,6%

11 – 20 năm 7 10,7% 80,9%

Trên 20 năm 13 19,1% 100%

Trình độ học vấn Đại học, trên đại học 63 92,6% 92,6%

Trung cấp, cao đẳng 4 5,9% 98,5%

Sơ cấp và khác 1 1,5% 100%

Mức lương Dưới 10 triệu đồng 10 14,7% 14,7%

10 – 15 triệu đồng 16 23,5% 38,2%

15 – 20 triệu đồng 35 51,5% 89,7%

Trên 20 triệu đồng 7 10,3% 100%

Nguồn: Phịng Tổ chức hành chính Vietinbank Đơng Anh

Trong tổng số 68 người lao động, thì số người có trình độ đại học và trên đại học là là 63 người, chiếm 92,6%. Số người có trình độ cao đẳng và trung cấp là 04 người, chiếm tỷ lệ 5,9%, chỉ có duy nhất 01 người có trình độ sơ cấp và khác, chiếm 1,5%. Qua khảo sát cho thấy cán bộ làm việc tại Vietinbank Đơng Anh chủ yếu là trình độ cao, phần lớn đều có trình độ Đại học và trên đại học. Chi nhánh Vietinbank Đơng Anh 68 người, thì có 22 người là cán bộ quản lý còn lại 46 người

là nhân viên các phòng nghiệp vụ. Số cán bộ quản lý ở đây là Ban lãnh đạo Chi nhánh (Giám đốc và các phó Giám đốc), Trưởng phịng và các phó trưởng phịng. Mỗi phịng nghiệp vụ thường có 01 trưởng phịng và 01 phó phịng.

Tuy nhiên, phòng Giao dịch Ba hàng là phịng giao dịch loại 1 nên có 01 trưởng phịng và 02 phó phịng (01 phó phịng phụ trách Tín dụng và 01 phó phịng phụ trách Kế tốn) và 04 Phịng giao dịch loại 2 chỉ có Trưởng phịng, khơng có phó phịng.

Hiện nay, trong Chi nhánh có số lượng cán bộ ở độ tuổi 21-30 tuổi đạt tỷ lệ cao, có 40 cán bộ chiếm 58,8%; tiếp theo là độ tuổi từ 31- 40 tuổi có 13 người chiếm 19,1%, cán bộ ở độ tuổi 41-50 tuổi có 10 cán bộ chiếm 14,7%, cuối cùng là nhóm tuổi trên 50 tuổi có 05 cán bộ, chiếm 7,4%. Với phương châm “nguồn nhân lực mạnh là giá trị cốt lõi của Ngân hàng” trong những năm qua cơ chế tuyển dụng của hệ thống Vietinbank được đổi mới theo hình thức thi tuyển trực tuyến.

Cơ chế tuyển dụng ln đảm bảo cơ hội bình đẳng, khách quan, minh bạch cho tất cả các ứng viên. Trong quá trình chuyển đổi mơ hình hoạt động, áp dụng cơng nghệ ngày càng cao, trẻ hóa đội ngũ cán bộ cũng là một yêu cầu hết sức cần thiết. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ ở độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm số đông. Số cán bộ ở độ tuổi trung niên chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số cán bộ tồn chi nhánh, và số cán bộ có độ tuổi cao trên 50 tuổi ở giai đoạn chuẩn bị nghỉ hưu chiếm tỷ lệ thấp. Điều này cho thấy công tác tạo động lực làm việc cho người lao động là hết sức cần thiết nhằm duy trì nguồn nhân lực trẻ hiện có.

Về mức thu nhập bình qn/tháng của cán bộ chủ yếu ở khoảng từ 15 – 20 triệu/tháng, chiếm 51,5%; thu nhập dưới 10 triệu là 10 cán bộ chiếm tỷ lệ 14,7%; thu nhập từ 10 – 15 triệu có 16 cán bộ, chiếm 23,5%, và mức thu nhập trên 20 triệu, có 07 cán bộ chiếm 10,3% tổng số cán bộ toàn chi nhánh. Với mức thu nhập này so với các Ngân hàng trong cùng hệ thống là tương đối cao

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w