Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 33 - 35)

thương Chi nhánh Đông Anh

Từ kinh nghiệm công tác tạo động lực cho người lao động của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về công tác tạo động lực làm việc cho người lao động áp dụng đối với Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Anh như sau:

1.6.2.1. Đào tạo phát triển nhân lực

Kế hoạch hố, đa dạng hố các loại hình đào tạo và khuyến khích tự học trong điều kiện cho phép để tạo cơ hội tối đa bổ sung cập nhật kiến thức cho cán bộ nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp từ đó tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc; cử những cán bộ xuất sắc đi đào tạo ở nước ngồi để kích thích nhân viên thi đua hăng say học tập, làm việc đồng thời tạo nguồn cán bộ chất lượng cao nhằm đạt được mục đích là tạo động lực làm việc cho người lao động.

1.6.2.2. Chính sách đãi ngộ

Xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả cơng việc có tác dụng kích thích động viên các đơn vị, cán bộ nhân viên thi đua hăng say làm việc tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả; có chính sách chi trả lương riêng cho những nhân viên giỏi, vị trí đặc biệt với mức đãi ngộ cao hơn nhân viên bình thường để khuyến khích tài năng, giữ chân nhân viên giỏi đồng thời thu hút nhân tài từ bên ngồi.

tới từng cán bộ nhằm kích thích, khuyến khích tinh thần thi đua làm việc vượt mức kế hoạch được giao.

Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho cán bộ thực hiện được nhiều công việc khác nhau nhằm tăng năng lực của cán bộ và tăng chất lượng công việc.

1.6.2.3. Điều kiện làm việc

Chi nhánh cần xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động nhưng cũng phải thân thiện và đầm ấm để khi làm việc cán bộ viên chức sẽ cảm thấy mình ln được quan tâm, chia sẻ và cùng nhau cống hiến, phát huy những giá trị bản thân để xây dựng ngôi nhà chung Vietinbank ngày càng lớn mạnh.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, tác giả đã tổng hợp các cơ sở lý luận về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp: các khái niệm cơ bản; sự cần thiết tạo động lực làm việc cho nhân viên; nội dung tạo động lực làm việc cho nhân viên; các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác tạo động lực cho nhân viên; các nhân tố tác động đến việc tạo động lực cho nhân viên; bài học kinh nghiệm về việc tạo động lực cho nhân viên từ một số đơn vị khác, cụ thể là BIDV Chi nhánh Hạ Long và ACB Chi nhánh Hưng Yên.

Trong đó, nội dung chính của chương 1 là các bước cơ bản của công tác tạo động lực cho nhân viên và các tiêu chí đánh giá hiệu quả của cơng tác tạo động lực. Đây là cơ sở lý luận chính sẽ được sử dụng để phân tích tạo động lực cho nhân viên tại Vietinbank Chi nhánh Đông Anh trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w