Hình thức và công cụ kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 72 - 77)

3 Số hồ sơ phát hiện sai phạm về

2.2.3 Hình thức và công cụ kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nộ

hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội

2.2.3.1 Hình thức kiểm tra

Hiện tại việc kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội là kiểm tra trực tiếp bằng cách lựa chọn một hoặc kết hợp một số phương pháp kiểm tra (đối chiếu hồ sơ với số liệu trên hệ thống, chọn mẫu, phân tích…) để thu thập, xác minh, đánh giá các bằng chứng liên quan đến các thông tin kiểm tra làm cơ sở cho việc đánh giá, kết luận, kiến nghị về việc tuân thủ pháp luật và quy định của Vietcombank. Các hình thức kiểm tra cho vay khách hàng cá nhân bao gồm :

Kiểm tra định kỳ: Việc kiểm tra cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội thực hiện theo nội dung đề cương chương trình kiểm tra đã được xác định trước theo cơ chế nghiệp vụ quy định và theo kế hoạch được BLĐ phê duyệt;

Kiểm tra đột xuất: Việc kiểm tra cho vay khách hàng cá nhân thực hiện theo nội dung chương trình phát sinh đột xuất trong quá trình chỉ đạo của Ban lãnh đạo đối với từng vụ việc phát sinh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội;

Căn cứ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, tính chất và nội dung của từng nghiệp vụ, từng vụ việc cụ thể mà xác định các hình thức kiểm tra ở từng thời điểm, vụ việc để tiến hành kiểm tra phù hợp.

Bảng 2.15. Hình thức kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị tính: Chi nhánh

TT Hình thức kiểm tra Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Kiểm tra định kỳ 14 15 15

2 Kiểm tra đột xuất 0 1 1

Tổng số cuộc kiểm tra 14 16 16

Tổng số hồ sơ phát hiện sai phạm 190 149 107

Nguồn số liệu: Báo cáo chuyên đề kiểm tra kiểm soát và tuân thủ Vietcombank

Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 Vietcombank hội sở chính đã thực hiện kiểm tra toàn bộ các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội về cho vay khách hàng cá nhân, trong đó thực hiện kiểm tra định kỳ rà soát hàng năm theo kế hoạch năm 2017 là 14 chi nhánh do có một chi nhánh được thành lập cuối năm 2017, chiếm tỷ lệ 93%; năm 2018 và 2019 đã thực hiện kiểm tra 100% các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội về cho vay khách hàng cá nhân, đồng thời thực hiện kiểm tra 02 cuộc kiểm tra đột xuất do có đơn thư khiếu nại của khách hàng liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân, hoàn thành toàn bộ kế hoạch do Ban Kiểm tra nội bộ lập và được Ban lãnh đạo phê duyệt.

2.2.3.2 Công cụ kiểm tra

Hoạt động tín dụng hết sức đa dạng và phức tạp, để tiến hành một cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện đầy đủ và có chất lượng chuỗi các công việc từ xây dựng kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm tra, tới thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu phục vụ cho việc soát xét để đánh giá tổng quan về hoạt động cấp tín dụng, khoanh vùng rủi ro của đối tượng cần kiểm tra; chọn mẫu và kiểm tra thực tế. Để thực hiện được điều đó Bộ máy kiểm tra của Vietcombank phải có các công cụ kiểm tra gồm:

- Công cụ pháp lý bao gồm: Các văn bản của pháp luật: Luật dân sự; Luật các Tổ chức tín dụng; Luật thuế GTGT; Các nghị định của Chính Phủ; Các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật; Các Thông thư hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước; Quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân.

định chi tiết cụ thể về hoạt động tín dụng cho vay khách hàng cá nhân, một số văn bản các đoàn kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội vận dụng có thể kể đến như:

Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/Quốc hội 12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017

Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm và Nghị định 101 ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;

Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng và Quyết định 312/QĐ-NHNN ngày 14/03/2017 của Thống đốc NHNN về việc đính chính Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Các văn bản này đã quy định về nguyên tắc cho vay, điều kiện vay vốn, hồ sơ đề nghị vay vốn, loại cho vay, đồng tiền cho vay, mức lãi suất cho vay và phí, bảo đảm tiền vay, thẩm quyền và quyết định cho vay, trả nợ tiền vay, cơ cấu thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, chấm dứt cho vay, xử lý nợ, miễn giảm lãi..; các quy định cụ thể về việc cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng, quy định về hoạt động cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống để các tổ chức tín dụng có cơ sở thực hiện.

Thông tư 21/2017/NHNN ngày 29/12/2017 quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Văn bản này đã quy định cụ thể về phương thức giải ngân vốn cho vay sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, phương thức giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt, việc áp dụng phương thức giải ngân vốn cho vay đối với một số trường hợp cụ thể

nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Văn bản này đã quy định về giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong các hoạt động mà ngân hàng phải thường xuyên duy trì gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hạn chế giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi

Thông tư 07/2019/TT-BTP ngày 25/11/2019 Hướng dẫn một số nội dung về đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. Thông tư đã quy định và hướng dẫn cụ thể nguyên tắc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, việc thực hiện đăng ký thế chấp, từ chối đăng ký, đăng ký thay đổi, lưu hồ sơ đăng ký, mẫu biểu đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để các tổ chức tín dụng có cơ sở thực hiện

Thông tư 11/2013/TT-NHNN ngày 15/05/2013 Quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính Phủ, thông tư này quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở từ nguồn tái cấp vốn của NHNN Việt Nam để có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu theo Nghị quyết của Chính Phủ.

- Công cụ hành chính: Căn cứ trên các quy định của pháp luật và hướng dẫn của NHNN về hoạt động cho vay, Vietcombank đã ban hành các văn bản nội bộ như: Quy chế cho vay; Chính sách quản lý rủi ro của Vietcombank; Quy định về thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng, cấp tín dụng; Quy trình cấp tín dụng; Quy định về chấm điểm, xếp hạng khách hàng; Chính sách khách hàng; Chính sách phân loại trích lập và xử lý rủi ro; Quy định về bảo đảm tín dụng; Các chính sách cho vay khách hàng đặc thù; Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân theo từng thời kỳ.

Một số văn bản chung quy định cụ thể về cho vay khách hàng cá nhân các đoàn kiểm tra Vietcombank thường vận dụng để kiểm tra tại các chi nhánh trực thuộc như:

Nghị quyết số 585/NQ-VCB-HĐQT ngày 14/12/2018 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về việc phê duyệt mô hình tín dụng cho khách hàng bán lẻ.

Quyết định số 268/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 08/03/2017 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành quy định về cho vay đối với khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Quyết định số 2507/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 Ban hành Quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân

Quyết định số 2576/QĐ-VCB-CSTD ngày 28/12/2018 của Hội đồng quản trị VCB ban hành Chính sách quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN và Quyết định số 2581/QĐ-VCB-CSTD ngày 28/12/2018 của Hội đồng quản trị VCB ban hành Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN

Quyết định số 466/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 12/04/2017 của Hội đồng quản trị VCB ban hành Quy định về nhóm khách hàng và thẩm quyền phê duyệt giới hạn tín dụng với nhóm khách hàng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN.

Quyết định 690/QĐ-VCB-CSTD ngày 26/05/2017 quy định về việc quản lý và cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

Quyết định 2453/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 30/12/2019 ban hành Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Quyết định 686/QĐ-HĐQT-CSTD ngày 01/07/2016 về việc ban hành Chính sách bảo đảm tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngoài ra còn các văn bản quy định chi tiết cụ thể về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và các sản phẩm cho vay được thống kê theo giai đoạn 2017 đến 2019 như sau:

Bảng 2.16. Hệ thống văn bản của Vietcombank về cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2017 – 2019

TT Loại văn bản

Số lượng văn bản ban hành

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Văn bản về quản lý rủi ro tín dụng 5 8 8

2 Quy định về xếp hạng tín dụng 11 9 7

3 Văn bản về thẩm quyền tín dụng 2 2 4

4 Văn bản về giới hạn tín dụng 1 2 1

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w