Khuyến nghị đối với các chi nhánh

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 107 - 112)

CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘ

3.3.2 Khuyến nghị đối với các chi nhánh

Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, của NHNN và của Vietcombank về cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

Đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định và cán bộ quan hệ khách hàng tại các chi nhánh chuyên nghiệp và vững vàng trong nghiệp vụ, có trách nhiệm với công việc sẽ giảm thiểu được rủi ro tại các chi nhánh do hiệu quả hoạt động KSNB trong quy trình tín dụng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ đội ngũ nhân viên trong quy trình.

Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo để nâng cao năng lực chuyên môn, kiến thức thị trường, kiến thức pháp luật để cán bộ thẩm định cho vay có cái nhìn khái quát toàn diện trong quyết định cấp tín dụng với khách hàng. Phổ biến các bài học kinh nghiệm liên quan đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân để cán bộ tránh được những rủi ro thiếu sót trong việc cấp tín dụng cho khách hàng.

Xây dựng môi trường văn hóa làm việc lành mạnh và tích cực đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, kiên quyết loại bỏ các cán bộ không đủ tư cách đạo đức, thiếu

trung thực trong công tác cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh.

Thực hiện các chế tài thưởng phạt công bằng minh bạch để có tác dụng ngăn ngừa phát hiện gian lận sai sót trong công tác kiểm soát rủi ro đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, khuyến khích cán bộ có ý thức tuân thủ quy định, sớm phát hiện và tố giác đối với các sai phạm phát sinh trong công tác cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh.

Phối hợp đầy đủ với Ban Kiểm tra nội bộ trong công tác báo cáo kết quả tự kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại chi nhánh, thực hiện kiến nghị đầy đủ và kịp thời hạn. Chủ động báo cáo khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, sai phạm có dấu hiệu rủi ro, thất thoát tài sản hoặc nguy cơ thất thoát tài sản tại chi nhánh.

KẾT LUẬN

Nếu như hệ thống ngân hàng được ví như “huyết mạch” của nền kinh tế thì cơ chế kiểm soát được ví như “thần kinh trung ương” của một ngân hàng thương mại. Trong bộ máy kiểm soát nội bộ của Vietcombank, Ban Kiểm tra nội bộ đóng vai trò rất quan trọng, luôn là cánh tay đắc lực của Ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh. Bộ phận kinh doanh tại ngân hàng được ví như bàn đạp của một chiếc xe thì Bộ máy kiểm tra nội bộ luôn luôn song hành và được ví như bàn phanh của chiếc xe ấy nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Việc xây dựng và thực hiện một cơ chế kiểm tra nội bộ phù hợp và hiệu quả sẽ giúp Vietcombank chống đỡ tốt nhất với các rủi ro

Thời gian qua Bộ máy Kiểm tra nội bộ tại Vietcombank đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt là trong công tác kiểm tra nghiệp vụ tín dụng mà điển hình là cho vay khách hàng cá nhân, tuy nhiên công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tiếp tục được hoàn thiện

tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội”, tác giả đã nêu bật bức tranh tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại, thực trạng về kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, qua đó phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân hạn chế của điểm yếu để đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ kiểm tra tín dụng. Thông qua đề tài luận văn tác giả mong muốn đóng góp một phần kiến thức, công sức nghiên cứu của mình trong công tác kiểm tra nội bộ của Vietcombank đối với nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro của hệ thống Vietcombank.

1. Bộ tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường (2016), Thông tư 09/2016/TTLT ngày-BTP-BTNMT ngày 23/06/2016 Hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Hà Nội

2. Chính Phủ (2009), Nghị định 59/2009/ND-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại, Hà Nội

3. Chính Phủ (2017), Nghị định số 102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 về đăng ký biện pháp bảo đảm, Hà Nội.

4. Đỗ Du Bắc (2017), Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đối với buôn bán hàng giả, luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. Đỗ Hoàng Toàn và Mai Văn Bưu (2001), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

6. Đoàn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Hồng (2002), Giáo trình Khoa học Quản lý II, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

7. Ngân hàng nhà nước (2013), Thông tư 21/2013/TT-NHNN ngày 09/09/2013 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội

8. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 16/VBHN-NHNN ngày 13/01/2016 quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, Hà Nội

9. Ngân hàng nhà nước (2016), Thông tư 39/ 2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

10. Ngân hàng nhà nước (2017), Quyết định 312/QĐ-NHNN ngày 14/03/2017 của Thống đốc NHNN về việc đính chính Thông tư 39/2016/NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

11. Ngân hàng nhà nước (2017), Thông tư 21/2017/TT-NHNN ngày 29/12/2017 quy định về phương thức giải ngân vốn vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

12. Ngân hàng nhà nước (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh

Quy định về hoạt động cho vay để đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, Hà Nội.

14. Ngân hàng nhà nước (2019), Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội

15. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2017-2019), Báo cáo chuyên đề kiểm tra kiểm soát và tuân thủ, Hà Nội.

16. Nguyễn Hoàng Long (2017), đề tài “ Kiểm tra của Kho bạc nhà nước tỉnh Điện Biên đối với các phòng nghiệp vụ chuyên môn và kho bạc nhà nước các huyện”, luận văn thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Hồng Ánh (2018), đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị”, luận văn thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế Huế, Huế.

18. Nguyễn Thị Minh Phương (2016), đề tài “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Nam Định”, luận văn thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

19. Nguyễn Trọng Ngọc (2018), Kiểm tra của Đội quản lý thị trường số 1 đối với Hộ kinh doanh cố định trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

20. Phan Thị Hồng Nhung (2017), đề tài “ Hoàn thiện công tác kiểm tra cho vay tại Sở giao dịch I- Ngân hàng phát triển Việt Nam”, luận văn thạc sỹ của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

21. Quốc Hội (2017), Văn bản số 07/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 của Văn phòng Quốc Hội ban hành Luật các tổ chức tín dụng, Hà Nội

22. Trần Văn Huy (2018), đề tài “ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh quận Ngũ Hành Sơn”, Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 107 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w