Điểm yếu trong kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nộ

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 97 - 100)

9 Số hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân phát

2.3.3. Điểm yếu trong kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nộ

nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội

Việc kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân còn một số hạn chế, khó khăn, vướng mắc cần phải khắc phục và tiếp tục hoàn thiện như:

- Về bộ máy kiểm tra: Việc bố trí nhân sự trong công tác kiểm tra hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại mỗi đoàn kiểm tra chưa được chú trọng, trong các đoàn kiểm tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm tại chi nhánh, phạm vi kiểm tra thường bao gồm tín dụng, kế toán, bán lẻ. Trong đó phần lớn thời gian của việc kiểm tra tín dụng là dành cho kiểm tra cho vay khách hàng doanh nghiệp do tập trung vào nhóm KH có dư nợ lớn, ảnh hưởng bởi nhiều ngành nghề, do vậy nhân sự và thời gian bố trí cho việc rà soát hồ sơ khách hàng cá nhân thường ít hơn trong khi lượng hồ sơ khách hàng cá nhân nhiều dẫn đến để hoàn thành thời hạn kiểm tra tại chi nhánh đôi khi cả cán bộ kiểm tra nghiệp vụ kế toán bán lẻ cũng phải tham gia rà soát hồ sơ cho vay khách hàng cá nhân. Mặc dù đã có đề cương kiểm tra chi tiết cụ thể, tuy nhiên góc độ phạm vi chuyên môn mỗi lĩnh vực khác nhau dẫn đến việc đào sâu chi tiết

đối với cho vay khách hàng cá nhân cũng chỉ ở mức độ cơ bản. Ngoài ra do đặc thù của ngành ngân hàng hầu hết các cán bộ đều là nữ nên cũng gây khó khăn trong việc bố trí nhân sự các đoàn kiểm tra do cán bộ phải sắp xếp bố trí công việc gia đình để có thể đi công tác thường xuyên liên tục.

- Về thực hiện nội dung kiểm tra: (i) Chưa có nội dung kiểm tra đối với các gian lận của cán bộ có liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân, các sản phẩm đặc thù như cho vay trong lĩnh vực cầm đồ, cho vay đầu tư ra nước ngoài theo quy định của ngân hàng nhà nước dẫn đến khi có phát sinh các trường hợp sai phạm có liên quan đến cán bộ, cho vay để đầu tư ra nước ngoài, cho vay đảo nợ vay, cán bộ kiểm tra cho vay khách hàng cá nhân của các đoàn kiểm tra chưa thực hiện rà soát các nội dung này để phát hiện ra các sai phạm tiềm ẩn, nhằm kiểm soát rủi ro đầy đủ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân; (ii) Nội dung của công tác kiểm tra cho vay khách hàng cá nhân chưa quy định các nội dung trọng tâm để rà soát nhằm mục tiêu kiểm soát rủi ro dẫn đến nội dung kiểm tra về cho vay khách hàng cá nhân còn dàn trải, mất nhiều thời gian rà soát các hồ sơ chọn mẫu chưa được trọng yếu nên chưa đào sâu được về các rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân mang tính hệ thống; (iii) Chưa có quy định về các nội dung kiểm tra cho vay khách hàng các nhân tại các chi nhánh khi phát sinh dịch bệnh phải làm việc từ xa theo quy định của nhà nước về giãn cách xã hội.

- Về hình thức và công cụ kiểm tra: (i) Vẫn còn thiếu công cụ hỗ trợ kiểm tra dẫn đến chưa bao quát rà soát hết được toàn bộ khối lượng khách hàng cá nhân được cho vay tại các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Đặc trưng địa bàn của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội nằm tại thủ đô nơi có cư dân sinh sống đông đúc, do vậy lượng khách hàng cá nhân vay khá nhiều, chiếm tỷ trọng lớn trong các lĩnh vực cho vay với sự đa dạng của nhiều loại hình cho vay dẫn đến khối lượng công việc cũng như yêu cầu kiểm tra đặt ra cho Ban Kiểm tra nội bộ là rất lớn trong khi việc rà soát đối với cho vay khách hàng cá nhân đòi hỏi phải chi tiết cụ thể kỹ lưỡng mới phát hiện được vấn đề dẫn đến cán bộ kiểm tra phải sử dụng rất nhiều thời gian trong một cuộc kiểm tra để hoàn thành số lượng khách hàng cần phải xem hồ sơ. Bên cạnh đó công tác kiểm tra nội bộ tại Vietcombank hiện tại đang được rà soát thủ công, chưa

có sự hỗ trợ cho cán bộ kiểm tra bởi các phần mềm kiểm tra kiểm toán. Việc áp dụng phần mềm kiểm tra kiểm toán là xu thế tất yếu, phù hợp với thông lệ quốc tế, mặc dù Ban lãnh đạo Vietcombank đã phê duyệt dự án mua sắm phần mềm phục vụ công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, tuy nhiên hiện tại dự án đang rất chậm, chưa thể áp dụng hỗ trợ phần nào công việc cho cán bộ kiểm tra trong công tác kiểm tra tại các chi nhánh; (ii) Hệ thống công nghệ thông tin dành cho công tác kiểm tra còn yếu, thiếu và không đồng bộ: Công việc kiểm tra đòi hỏi phải rà soát và xử lý dữ liệu hệ thống rất lớn, ngoài việc kiểm tra rà soát tại chi nhánh còn rất nhiều vụ việc phát sinh đòi hỏi Ban Kiểm tra nội bộ phải thực hiện kiểm tra đột xuất, kiểm tra ngay trong khi hệ thống công nghệ thông tin chưa hỗ trợ tốt để khai thác đầy đủ thông tin dữ liệu nhanh chóng và kịp thời. Thực tế hiện nay Bộ máy kiểm tra nội bộ chưa được chủ động trong việc chiết xuất các dữ liệu từ hệ thống dữ liệu cho vay của khách hàng cá nhân mà hoàn toàn phụ thuộc vào Trung tâm công nghệ thông tin và Phòng Quản lý đề án công nghệ, đồng thời nhiều chương trình phần mềm chưa đồng bộ dẫn đến việc khai thác thông tin có độ trễ ảnh hưởng đến tiến độ và công tác soát xét, chuẩn bị kiểm tra và công tác giám sát từ xa; (iii) Chưa có hệ thống thông tin, báo cáo dữ liệu thông tin đầy đủ phục vụ cho khai thác, đối chiếu thông tin của nhóm khách hàng cá nhân: Công việc kiểm tra đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn Hà Nội chưa có được hệ thống báo cáo, thông tin đồng bộ để rà soát được sự phát triển ngày càng tinh vi hiện đại của tội phạm công nghệ cao. Sự phát triển của công nghệ tài chính đang đặt ra nhiều thách thức cho hệ thống tài chính tại Việt Nam, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến phòng chống tội phạm công nghệ cao khi quy mô khách hàng, số lượng dữ liệu giao dịch và thông tin KH lớn liên tục gia tăng, mạng lưới hoạt động rộng khắp và trải dài, các tình huống cần xử lý ngày càng nhiều đòi hỏi tăng cường hơn nữa hệ thống công nghệ hỗ trợ tự động. Trong quá trình thẩm định và cấp tín dụng tồn tại một số KH có liên quan bản chất đến nhau dẫn đến tiềm ẩn các nguy cơ về rủi ro tập trung, rủi ro dây chuyền dễ phát sinh từ các nhóm khách hàng này, do vậy cần phải có cơ chế thông tin báo cáo đối với nhóm KH này, nâng cao chất lượng nguồn dữ liệu đảm bảo việc khai báo chính xác, kịp thời; (iv) Chưa có hình thức kiểm tra gián

tiếp/từ xa để áp dụng trong trường hợp làm việc từ xa, giãn cách xã hội khi có quy định của nhà nước về việc giãn cách xã hội do dịch bệnh.

- Về quy trình kiểm tra: (i) Quy trình kiểm tra của Vietcombank đối với cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc chưa có quy định đối với việc kiểm tra từ xa/ kiểm tra gián tiếp tromg trường hợp cán bộ kiểm tra phải làm việc từ xa theo quy định của nhà nước về giãn cách xã hội vì dịch bệnh dẫn đến trong trường hợp phát sinh bộ máy kiểm tra của Vietcombank chưa có quy trình cụ thể áp dụng trong việc thực hiện kiểm tra đối với các chi nhánh; (ii) Quy trình kiểm tra chưa đề cập đến kiểm tra theo chuyên đề/ kiểm tra đột xuất khi kiểm tra cho vay khách hàng cá nhân tại các chi nhánh trực thuộc để các đoàn kiểm tra có định hướng tập trung rà soát theo chuyên đề nhằm phát hiện các rủi ro mang tính hệ thống.

Một phần của tài liệu KIỂM TRA CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (VIETCOMBANK) ĐỐI VỚI CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC CHI NHÁNH TRỰC THUỘC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w