9. Bố cục luận văn
2.2.1.2. Quy mô phát triển các sản phẩm dịch vụNHĐT tại VCB GiaLai
Phát triển KH mới
Bảng 2.4: Số lượng KH mới tại VCB CN Gia Lai
( ĐVT: Người) Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
KH mới 11.448 12.183 13.127 13.541 14.304
Tốc độ tăng trưởng (%) 5,85% 6,42% 7,83% 3,15% 5,63%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank Gia Lai)[11]
Sau 18 năm hoạt động, Vietcombank Gia Lai đã tích cực đóng góp nguồn lực đầu tư cho các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, cung ứng đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ thanh toán, tiện ích ngân hàng hiện đại cho các tầng lớp dân cư. Số lượng KH mới tại Chi nhánh tăng dều và ổn định qua các năm, dao động từ 3%- 8%. Qua con số trên có thể thấy được VCB Gia Lai ngày càng tạo được niềm tin nơi KH. Chi nhánh thực hiện các chính sách ưu đãi dành cho KH mới như mở thẻ miễn phí, không thu phí quản lý tài khoản, miễn phí các DV NHHDT trong 3 tháng đầu tiên sử dụng, các chương trình dành cho KH gửi tiết kiệm... Trong tổng số KH mới thì KH có CIF mở tài khoản thanh toán không kỳ hạn chiếm 65%, còn lại là KH mở sổ tiết kiệm. Bằng sự nổ lực của mình mà VCB Gia Lai ngày càng khẳng định được vị thế trên địa bàn cũng như trên toàn hệ thống, giữ
chân được khách hàng cũ gắn kết lâu dài với VCB, thu hút số lượng lớn khách hàng mới qua các năm.
Dịch vụ thẻ
Bảng 2.5: Số lượng phát hành thẻ tại VCB CN Gia Lai
( ĐVT: Thẻ) Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Thẻ nội địa 8.652 12.968 14.455 17.456 20.789 Tăng trưởng (%) (3,52%)% 49,88% 11,47% 20,76% 19,09% Thẻ ghi nợ quốc tế 918 1.449 2.001 2.537 3.137 Tăng trưởng (%) 81,07% 57,84% 38,10% 26,79% 23,65% Thẻ tín dụng 499 703 706 776 857 Tăng trưởng (%) 55,45% 40,88% 0,43% 9,92% 10,44% Tổng thẻ 10.069 15.120 17.162 20.769 24.783
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thường niên của Vietcombank Gia Lai)[14]
Nhìn chung số lượng thẻ phát hành không ngừng gia tăng qua các năm. Trong năm 2013 số lượng thẻ nội địa giảm nhẹ 3,52% so với 2012. Nhưng đến 2014 số lượng thẻ này đạt 16.968 thẻ có tốc độ tăng trưởng đột biến đạt 49,88%. Từ 2015- 2017 thì tốc độ tăng trưởng thẻ nội địa lần lượt là 11,47%, 20,76% và 19,09%. Thẻ nội địa chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 80%) so với tổng số lượng thẻ phát hành, cho thấy dân cư tại địa bàn Gia Lai vẫn ưa chuộng sử dụng loại thẻ này so với các loại thẻ khác vì ngoài chức năng rút tiền tại ATM mà nó còn có thể thực hiện thanh toán online, chuyển tiền qua số tài khoản khác và nhất là không tốn phí quản lý thẻ, phí rút tiền tại ATM ngân hàng khác thấp. Số lượng phát hàng thẻ ghi nợ nội địa tại VCB Gia Lai tăng chủ yếu là các KH cá nhân từ trường trung học phổ thông, các công ty có liên kết trả lương qua tài khoản. Phát hành thẻ với hình thức trả lương qua tài khoản cạnh tranh khá khốc liệt giữa các NHTM vì đây là là sản phẩm dịch vụ có hiệu quả cao do lợi dụng được nguồn vốn huy động giá rẻ và VCB Gia Lai đang phải đối đầu với các đối thủ mạnh như Agribank, BIDV, Vietinbank. Thị phần thẻ của VCB Gia Lai thông qua tài khoản trả lương được thể hiện rõ qua biểu đồ 2.2.
( Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện chỉ thị 20 và chỉ thị 05 NHNN Gia Lai)[12]
Biểu đồ 2.1: Thị phần thẻ thông qua tài khoản trả lương của các Ngân hàng trên địa bàn Gia Lai năm 2017
Qua hình trên ta có thể thấy thị phần thẻ của VCB Gia Lai đối với dịch vụ trả lương qua tài khoản chiếm một phần khá khiêm tốn phải nói là một con số rất nhỏ khoảng 4%, đây chính là thách thức lớn với VCB Gia Lai trong thời gian tới.
Tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng đối với thẻ ghi nợ quốc tế là rất đáng ghi nhận. Năm 2013 tăng 81,07% so với 2012 một con số khá cao, tốc độ tăng trưởng của loại thẻ này ở những năm sau tăng ở mức ổn định hơn, cụ thể năm 2014 tăng 57,84%, năm 2015- 2017 lần lượt là 38,10%, 26,79% và 23,65%. Thẻ ghi nợ quốc tế tại thời điểm năm 2013 chỉ đạt 918 nhưng đến năm 2017 thì con số này lại đạt đến 3.137 thẻ gấp 3.4 lần, cho thấy được tốc độ tăng trưởng mạnh, phản ánh nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của KH ngày càng cao.
Đối với thẻ tín dụng thì tốc độ tăng trưởng trong năm 2013 và 2014 khá cao lần lượt tăng 55,45%, 40,88%. Nhưng đến 2015- 2017 thì số lượng phát hành thẻ tín dụng chỉ tăng nhẹ cụ thể tăng 0,43%, 9,92% và 10,44% . Mức phí áp dụng đối với thẻ tín dụng khá cao, thủ tục phát hành thẻ tín dụng khá rườm rà, VCB Gia Lai còn hạn chế phát hành tín chấp cho KH cá nhân nên tốc độ tăng trưởng đối với loại thẻ này khá khiêm tốn so với các loại thẻ khác. Tuy con số phát triển không cao như thẻ
nội địa và thẻ ghi nợ quốc tế nhưng thẻ tín dụng đem lại doanh số tương đối cao. Hiện tại thì VCB Gia Lai chỉ tập trung tiếp cận với nguồn KH tại thành phố và một số huyện lớn có PGD tại địa phương. Vì thế mà việc tiếp cận với dân cư tại các huyện xa vẫn còn khá hạn chế. Vietcombank Gia Lai cần phải tổ chức các điểm giao dịch tại các huyện xã xa trung tâm để thu hút khách sử dụng dịch vụ tại ngân hàng tăng thêm thị phần của VCB tại địa bàn tỉnh.
Dịch vụ ngân hàng điện tử
Với phát triển bùng nổ của công nghệ như hiện nay, dịch vụ ngân hàng điện tử có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển các dịch vụ NHBL của các NHTM trong nước cũng như quốc tế. Là ngân hàng đầu tiên khởi xướng phát triển dịch vụ ngân hàng trên internet tại Việt Nam. Năm 2001, VCB đã cho ra mắt phiên bản đầu tiên VCB-iBanking. Vào thời điểm đó, dịch vụ VCB - iBanking đã thực sự tạo một dấu ấn quan trọng trên thị trường, góp phần thôi thúc nhiều NHTM tại Việt Nam quan tâm chú ý và mạnh dạn đầu tư phát triển mảng dịch vụ NHĐT.
Vietcombank Gia Lai nằm trong xu thế chung của cơn bão phát triển NHĐT. Các dịch vụ NHĐT hầu hết đã được triển khai tại Chi nhánh và nhận được kết quả rất khả quan trong những năm qua. Các sản phẩm NHĐT bao gồm Internet Banking, Phone Banking, Mobile banking, SMS Banking, VCB Money, VCB eTopup, VCB BankPlus…đem lại nhiều tiện ích cho KH khi sử dụng các dịch vụ NHĐT này.
Bảng 2.6: Số lượng kích hoạt các dịch vụ NHĐT tại VCB Gia Lai
( ĐVT: Chỉ tiêu) Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 VCB - SMS B@nking 10.202 12.589 15.203 17.049 17.203 Tăng(%) 25,50% 23,40% 20,76% 12,14% 0,90% Mobile B@nking 924 1.747 3.069 6.057 6.495 Tăng(%) NA 89,07% 75,67% 97,36% 7,23% Internet Banking 3.080 4.125 5.192 6.557 6.867 Tăng(%) 38,68% 33,93% 25,87% 26,29% 4,73%
Với số liệu ở bảng 2.6 cho ta thấy được các chỉ tiêu về dịch vụ NHĐT: SMS, Mobile banking (bao gồm VCB mobile, Mobile Bankplus ), Internet banking tăng trưởng mạnh qua các năm. Với dịch SMS từ năm 2013- 2015 có tốc độ tăng trưởng khá ổn định nằm ở mức 20%-25% . Nhưng trong hai năm gần đây thì tốc độ phát triển của dịch vụ này có vẻ chững lại cụ thể năm 2016 đạt 17.049 chỉ tiêu tương ứng 12,14%, năm 2017 chỉ tăng nhẹ hơn so với số lượng đã đạt được trong năm 2016 là 0,90%. Tốc độ tăng trưởng đối với Internet banking cũng tương tự so với SMS banking tăng khá ổn định trong giai đoạn năm 2013- 2016 nhưng con số tăng trưởng cao hơn dao động trong khoảng 25%- 39% và năm 2017 đạt 6.867 chỉ tiêu tăng nhẹ 4,73% so với năm 2016.
Năm 2013 đánh dấu sự ra đời của dịch vụ điện tử Mobile Banking, đây là dịch vụ có nhiều tiện ích rất hữu dụng cho KH sử dụng Smartphone để có thể thực hiện các dịch vụ của Vietcombank như chuyển tiền cá nhân, tra cứu số dư hay thực hiện các dịch vụ thanh toán liên kết khác… dịch vụ này nhanh chóng được KH chấp nhận. Tuy được triển khai muộn hơn so với các chỉ tiêu khác và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lượng dịch vụ NHĐT nhưng kết quả đạt được rất tích cực, từ 924 KH sử dụng trong năm 2013 thì trong những năm tiếp theo số lượng KH sử dụng tăng lên khá nhiều. Với tỷ lệ tăng trưởng rất cao từ năm 2014- 2016 tương ứng với 89,07%, 75,67%, 97,36%. Cũng giúng như các dịch vụ trên thì trong năm 2017 dịch vụ Mobile banking tăng khá khiêm tốn chỉ với 7,23% so với năm 2016. Với tiện ích đa dạng, dễ sử dụng được tích hợp trên điện thoại di động nên KH khá ưa chuộng dịch vụ Mobile banking. Chính điều này giúp cho Vietcombank Gia Lai có thể đạt được những con số ấn tượng như vậy sau 5 năm triển khai dịch vụ.
Vì áp lực hoàn thành chỉ tiêu trung ương giao, thực chất của việc tăng trưởng này có đem lại 100% hiệu quả KH thực sự sử dụng dịch vụ hay không là vấn đề cần có sự giải đáp của Chi nhánh trong thời gian tới. Vấn đề này đặt ra sự phát triển mang tính hiệu quả và bền vững mới thực sự và vấn đề cần hướng đến cho các NHTM nói chung và Vietcombank Gia Lai nói riêng.
Bảng 2.7: Thị phần về DVNHĐT của VCB trên địa bàn Gia Lai 2017
( ĐVT: Thẻ, Chỉ tiêu) Chỉ tiêu SMS Mobile banking Internet banking Thẻ POS
VCB CN GL 17.203 6.496 6.867 24.792 273
Các NH khác 120.987 20.357 91.068 153.006 896 Thị phần VCB 14,22% 31,91% 7,54% 16,20% 30,47%
( Nguồn: Báo cáo tổng hợp thường niên của Vietcombank Gia Lai)[14]
Dựa vào bảng 2.7 ta có thể thấy thị phần NHĐT của VCB Gia Lai chưa tương xứng với tiềm năng mà hệ thống VCB mang lại và ở mức thấp so với các ngân hàng trên địa bàn. Đối với SMS, thẻ có thị phần lần lượt là 14,22% và 16,20%. Internet Banking chỉ chiếm 7,54% một con số khá thấp, chưa tương xứng với nguồn chi phí đầu tư cho dịch vụ này, chưa mang lại hiệu quả sử dụng cho KH và tạo ra nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh. Máy POS đang hoạt động trên địa bàn Gia Lai chủ yếu là của nhóm ngân hàng BIG 4 trong đó VCB Gia Lai chiếm 30,47%. Riêng với dịch vụ Mobile banking đang có một bước đà rất chắc trong đầu tư công nghệ hoàn thiện ứng dụng thu hút được số lượng lớn KH sử dụng với thị phần 31,91%. Để khẳng định được vị thế là: “ Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực NHĐT” thì VCB Gia Lai cần phải có nhiều chính sách để thu hút KH sử dụng các dịch vụ NHĐT của mình nói riêng và nâng cao thị phần trên địa bàn đối với các hoạt động ngân hàng.
Bảng 2.8: Kênh phân phối tại VCB CN Gia Lai
( ĐVT: Máy) Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
PGD của VCB CN Gia Lai 07 07 07 07 07
Số lượng máy POS 44 77 91 180 273
Số lượng máy ATM 30 32 33 34 37
( Nguồn: Báo cáo nội bộ của Vietcombank Gia Lai)[10]
Từ năm 2013- 2017 VCB Gia Lai vẫn duy trì 7 điểm giao dịch, trong đầu năm 2018 Chi nhánh đã mở rộng mạng lưới thông qua việc triển khai đưa thêm 2 PGD vào hoạt động tại 2 huyện Đắk Đoa và Chư Prông tạo điều kiện cho việc tiếp nhận KH ở xa trung tâm thành phố để đăng ký và hướng dẫn sử dụng các dịch vụ NHĐT.
Số lượng máy ATM tại Chi nhánh mỗi năm tăng từ 1- 2 cái. Chi phí đầu tư cho 1 máy ATM là khá lớn: mua máy mới nằm trong khoản 600- 800 triệu đồng/máy, chi phí bảo dưỡng, duy trì , bảo vệ máy... hàng tháng lên tới vài chục triệu đồng nên việc đầu tư máy ATM không dàn trải. Tuy nhiên, VCB tăng cường gia tăng điểm chấp nhận thẻ qua các năm, cụ thể từ năm 2013- 2015 số lượng máy POS tăng nhẹ 44 máy đến 91 máy. Tốc độ tăng trưởng của máy POS trong năm 2016- 2017 khá ấn tượng với số lượng máy tương ứng 180 và 273 máy. Trong giai đoạn 2016- 2017 có nhiều siêu thị điện máy, di động, siêu thị tổng hợp mở tại Gia Lai, các shop quần áo, mỹ phẩm, bệnh viện...có nhu cầu trang bị các máy POS để đa dạng hóa phương thức thanh toán của khách hàng cũng như kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng. Không chỉ gia tăng về số lượng mà chất lượng hoạt động của các điểm chấp nhận thẻ của VCB mang lại hiệu quả khả quan hơn.
2.2.2. Hiệu quả hoạt động của các dịch vụ NHĐT tại Vietcombank Gia Lai:
2.2.2.1. Hiệu quả của dịch vụ thẻ
Bảng 2.9: Doanh số sử dụng thẻ tại VCB Gia Lai giai đoạn năm 2013- 2017
( ĐVT: Tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Thẻ nội địa 15,10 24,00 35,28 47,71 54,13 Thẻ ghi nợ quốc tế 136,40 158,30 195,75 254,48 391,54 Thẻ tín dụng 25,87 31,64 42,46 43,62 50,18
Biểu đồ 2.2: Tốc độ tăng trưởng doanh số thẻ của VCB Gia Lai năm 2013- 2017
Nếu như trước đây dưới áp lực hoàn thành chỉ tiêu TW giao thì Chi nhánh chỉ chú trọng trong việc đạt được số lượng thẻ phát hành mà chưa xem trọng hiệu quả sử dụng của thẻ dẫn dến việc lãng phí nguồn tài nguyên là phôi thẻ. Tuy nhiên vấn đề này đã được cải thiện trong những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng số lượng thẻ phát hành thì doanh số sử dụng thẻ của VCB Chi nhánh Gia Lai cũng có khuynh hướng tăng theo. So với thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng tăng nhẹ qua các năm thì đối với thẻ ghi nợ quốc tế doanh số tăng khá nhanh và chiếm tỷ trọng cao.
2.2.2.2. Hiệu quả của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Các dịch vụ thanh toán trong nước của VCB Gia Lai bao gồm thanh toán chuyển khoản trong hệ thống và chuyển khoản khác hệ thống. Kênh thanh toán là các kênh tại quầy giao dịch và các kênh chuyển tiền điện tử.
Bảng 2.10: Số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt tại VCB Gia Lai giai đoạn năm 2013- 2017
( ĐVT: Giao dịch, tỷ đồng) Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Số lượng 15.224 22.254 55.265 77.429 129.147 Giá trị 16.200 21.960 58.700 74.750 131.247
Số lượng giao dịch và doanh số thanh toán không dùng tiền mặt trong nước của VCB Gia Lai tăng nhanh qua các năm. Năm 2013 hoạt động thanh toán trong nước của Chi nhánh đạt 15.224 giao dịch với giá trị là 16.200 tỷ đồng, đến năm 2017 số lượng giao dịch là 129.147 giao dịch đạt doanh số là 131.247 tỷ đồng. Qua 5 năm hoạt động thì số lượng giao dịch thanh toán trong nước của VCB Gia Lai năm 2017 gấp 8,4 lần so với năm 2013 và giá trị giao dịch gấp 8,1 lần. Qua đó cho thấy hoạt động giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh tăng trưởng mạnh, tốc độ thanh toán ngày càng cao tạo được uy tín nơi khách hàng.
Bảng 2.11: Tổng thu nhập các dịch vụ ngân hàng năm 2013- 2017
( ĐVT: Tỷ đồng) Năm
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017
Lợi nhuận 8,08 10,056 16,06 19,44 20,71
Tăng trưởng (%) 15,59% 24,46% 59,71% 21,05% 6,53%
( Nguồn: Báo cáo quyết toán Vietcombank Gia Lai)[12]
Với sự gia tăng mạnh về số lượng và doanh số giao dịch thanh toán trong nước của VCB Gia Lai, thu nhập từ dịch vụ thanh toán của Chi nhánh tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Tốc độ tăng trưởng năm 2013, 2014 lần lượt đạt 15,59% và 24,46%. Trong năm 2015 có sự tăng cao đột biến lợi nhuận đạt 16,06 tỷ đồng tăng 59,71% vì trong năm này VCB đã thu hút số lượng lớn KH mới đến giao dịch tại VCB nên số lượng giao dịch gia tăng góp phần tăng trưởng doanh thu cho Chi nhánh. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng này không được duy trì mà giảm đi trong năm 2016 và 2017. Cụ thể năm 2016 đạt 19,44 tỷ đồng tăng 21,05% so với năm 2015 và 6,53% là tỷ lệ tăng trưởng của năm 2017 so với 2016. Để biết được tại sao có sự tăng trưởng doanh thu không đồng đều trong giai đoạn năm 2013- 2017 ta có thể tiếp tục tìm hiểu trong mục tiếp theo.
2.2.2.3. Doanh thu từ dịch vụ NHĐT của Vietcombank Gia Lai
Thu nhập từ các dịch vụ NHHĐ của VCB Gia Lai xem tại Phụ lục 3, ta có thấy được nguồn thu từ dịch vụ NHĐT đang ở mức độ nào so với tổng thu nhập từ dịch vụ NHHĐ. Trong đó: