Kiến nghị NHNN Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 99 - 101)

9. Bố cục luận văn

3.4.1. Kiến nghị NHNN Việt Nam

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển cơ pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử:

Việc xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ cho phát triển ngân hàng số đối với các doanh nghiệp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng chưa được hoàn thiện nên cần đẩy nhanh tiến độ. Dành nhiều sự quan tâm cho các cơ hội phát triển trong lĩnh vực này tại Việt Nam như ban hành chính sách thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo trong công nghệ tài chính.

Hành lang pháp lý cần quản lý được rủi ro thị trường cho cả hệ thống, đồng thời tạo ra một cơ chế và không gian cho các nhà cung cấp dịch vụ có thể đổi mới và cạnh tranh một cách công bằng. Ngoài ra, cần phát triển một thị trường có tính cạnh tranh cao và thúc đẩy các nhà cung cấp phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính tiên tiến... Khi tất cả các yếu tố trong hệ sinh thái tài chính công nghệ hoạt

động một cách đồng bộ, mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính được gia tăng nhanh chóng, tài chính số sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam.

Cơ quan, ban ngành cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh trên mạng, làm căn cứ để giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng với KH khi xảy ra sự cố giao dịch trên dịch vụ NHĐT. Đưa ra bộ chuẩn chung và cơ sở pháp lý liên quan tới việc truyền tải dữ liệu điện tử theo cách thức phi chứng từ tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào thực tiễn. Thiết lập hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lý dữ liệu TW để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng và chính xác.

Thứ hai, cải cách chính sách điều tiết hoạt động ngân hàng điện tử

Ðến nay, NHNN Việt Nam đã ban hành quy chế an toàn, bảo mật hệ thống CNTT trong ngành ngân hàng cũng như quy định về các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động NHĐT năm 2006. Tuy nhiên, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin- truyền thông, việc áp dụng một cách cứng nhắc các quy tắc sẽ kìm chế khả năng quản lý rủi ro của các ngân hàng trong hoạt động NHĐT. Bởi vậy, việc điều chỉnh một cách thường xuyên các chính sách, cân bằng giữa các quy tắc điều chỉnh, cho phép tổ chức tài chính phát triển các phương pháp quản lý rủi ro phi quy tắc là điều mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam cần lưu tâm.

Liên quan đến vấn đề tương thích của hệ thống, NHNN cần đưa ra bộ tiêu chuẩn kỹ thuật cho hệ thống thanh toán điện tử. Nhằm định hướng các NHTM đầu tư cho công nghệ rõ ràng, tránh tình trạng công nghệ hiện đại nhưng không tương thích với hệ thống thanh toán điện tử, hạn chế sự phát triển dịch vụ NHĐT.

Thứ ba, tăng cường khai thác và nâng cấp hệ thống thanh toán điện tử

Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2020 cần phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của các cấp, ngành trên địa bàn các tỉnh thành. Góp phần thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân. Từ đó có

thể xây dựng hệ sinh thái thanh toán hiện đại ở Việt Nam.

NHNN cần phải chuẩn bị các phương án duy trì và nâng cấp hệ thống bao gồm về tài chính, công nghệ cũng như nguồn lực con người.

Thứ tư, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật cho hệ thống thanh toán

NHNN cần nghiên cứu và ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán trong việc triển khai các dịch vụ NHĐT đảm bảo an toàn bảo mật. Bên cạnh đó, các nhà điều hành tiến hành kiểm tra, giám sát, cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời với những tồn tại, hạn chế về an ninh, bảo mật của các TCTD, tổ chức trung gian thanh toán để có các giải pháp phòng ngừa phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 99 - 101)