Nguyên nhân khách quan:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 81 - 83)

9. Bố cục luận văn

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan:

Một là, môi trường pháp lý: Luật giao dịch điện tử cùng với những nghị

định hướng dẫn luật đã tạo khung pháp lý điều chỉnh giao dịch điện tử nói chung và giao dịch điện tử ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên khi xảy ra tranh chấp, khiếu nại giữa ngân hàng và KH, mặc dù luật bảo vệ người tiêu dùng đã được ban hành nhưng khi có tranh chấp phát sinh, phần lớn KH đều bị yếu thế. Nguyên nhân là do luật mới ban hành chưa thực sự đi vào cuộc sống, bên cạnh đó quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng, KH và bên thứ ba cũng như quy trình,thủ tục giải quyết tranh chấp chưa được quy định một cách rõ ràng, cụ thể phần nào hạn chế sự phát triển dịch vụ NHĐT.

Mặc dù NHNN đã ban hành văn bản pháp lý của về việc hạn chế thanh toán sử dụng tiền mặt nhưng tại địa phương vẫn chưa được triển khai quyết liệt.Thêm vào đó, môi trường pháp lý của đất nước ta bị tụt hậu cùng với công tác quản lý xã

hội chưa được hiện đại hóa nên việc tiếp cận các KH tiềm năng vẫn phải thông qua kênh truyền thống. Gây trở ngại trong công tác cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đặc biệt đối là đối với các dịch vụ NHĐT.

Hai là, môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Gia Lai luôn duy

trì ở mức khá nhưng sự phát triển lại chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở TP Pleiku và một vài huyện, thị xã. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 27 tổ chức tín dụng (7 Chi nhánh NHTM nhà nước, 12 ngân hàng cổ phần, 01 Chi nhánh NH chính sách xã hội, 01 Chi nhánh NH phát triển, 6 Quỹ tín dụng nhân dân; với 110 điểm giao dịch)[21]. Chính vì thế mà thị phần của VCB Gia Lai bị chia sẻ gây khó khăn trong việc phát triển KH mới cũng như tăng tỷ lệ KH sử dụng dịch vụ NHĐT.

Ba là, môi trường công nghệ: Lĩnh vực tài chính ngân hàng là nơi kẻ xấu tham gia lừa đảo chiếm đoạt tài sản đầu tiên vì giá trị thu được cao, chỉ cần một sơ hở nhỏ từ hệ thống công nghệ hoặc từ con người cũng đủ để tội phạm lợi dụng. Cơ quan chức năng vẫn tiếp tục nhận được nhiều phản ánh về xu thế lừa đảo gian lận chưa có dấu hiệu dừng lại ở một số loại hình như lừa đảo qua game online, FB, mua bán thẻ cào, lừa đảo chuyển tiền mạo danh… dưới những cái bẫy ngày càng tinh vi hơn của các đối tượng lừa đảo đòi hỏi các NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại.

Bốn là, môi trường văn hóa, dân cư: Đối tượng KH của dịch vụ NHĐT là cá

nhân, song người dân trên địa bàn Gia Lai biết về công nghệ hiện đại của ngân hàng còn khá ít nên rất khó khăn trong công tác triển khai. Trình độ dân trí phát triển tại Gia Lai không đồng đều, hiện tỉnh không có trường đại học nào, chỉ có 01 trường Cao đẳng Sư phạm, phân hiệu của trường đại Nông lâm và các trung tâm liên kết đào tạo đại học theo hệ tại chức. Phần lớn dân số của tỉnh Gia Lai phải đi học, đào tạo ở các tỉnh xa hoặc ở nhà làm công nhân, làm nông. Thêm vào đó là thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt trong dân cư còn chiếm đa số và mang tâm lý e ngại, lo sợ rủi ro trong việc sử dụng dịch vụ NHĐT. Điều này dẫn đến việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh đặc biệt là kênh thanh toán qua dịch vụ NHĐT ứng dụng công nghệ cao gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)