- Yếu tố kinh tế: Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
ngân hàng như: lãi suất, suất đầu tư kỳ vọng, chu kỳ kinh tế, chính sách tiền tệ, tỷ giá, lạm phát, chính sách thuế... Lãi suất ảnh hưởng tới quyết định tiết kiệm và tiêu dùng của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động và cho vay của ngân hàng. Tỷ giá hối đoái tạo ra những cơ hội và đe dọa cho việc kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Việc thực thi chính sách tiền tệ mở rộng hay thu hẹp của Ngân hàng Trung ương cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Yếu tố chính trị, pháp luật: Các quyết định marketing chịu tác động mạnh
mẽ của những nhân tố pháp luật và chính trị. Các nhân tố này có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ cho ngân hàng. Trong trường hợp cụ thể, khi chính phủ có chính sách kích cầu thì đây cũng là cơ hội để ngân hàng cho vay được nhiều hơn, cũng như khi ngân hàng Trung ương quy định trần lãi suất huy động thì buộc ngân hàng thương mại phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động để tuân thủ quy định của Nhà nước. Tuy nhiên để doanh số huy động không bị giảm buộc ngân hàng thương mại phải thiết kế sản phẩm, chính sách khuyến mãi… sao cho khách hàng vẫn duy trì tiền gửi ở ngân hàng mình.
- Yếu tố văn hóa, dân số, thiên nhiên: Các yếu tố văn hóa xã hội như lối sống, tôn giáo, quan niệm về đạo đức, phong tục tập quán,. thường tác động dài hạn đến cách sống và suy nghĩ của con người. Thói quen thanh toán bằng tiền mặt của dân ta ảnh hưởng phần nào đến huy động vốn và hoạt động thanh toán qua ngân hàng. Dân số cũng là mối quan tâm của các nhà làm marketing vì dân chúng là lực lượng tạo ra thị trường. Sự thay đổi trong cấu trúc tuổi của dân số sẽ ảnh hưởng đến các quyết định marketing trong tương lai. Cùng với các yếu tố tự nhiên như vị trí địa lý, vùng miền… đòi hỏi ngân hàng có những chính sách phù hợp vùng miền và đặc điểm dân số ở khu vực đó.
- Yếu tố công nghệ, kỹ thuật: Công nghệ, kỹ thuật tạo ra cơ hội hay nguy cơ
đòi hỏi tính tiện lợi, nhanh chóng của việc sử dụng dịch vụ ngân hàng. Để tăng tính cạnh tranh và sản phẩm hiện có không lỗi thời đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đổi mới công nghệ để theo kịp thời đại.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Cùng với việc thành lập số lượng ngân hàng thương mại ồ ạt trong thời gian qua và việc mở cửa thị trường tài chính đã đặt các ngân hàng trong nước vào môi trường cạnh tranh gay gắt. Chính vì vậy mà các ngân hàng cần phải tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình về mục tiêu kinh doanh tương lai, chiến lược, điểm mạnh và điểm yếu… để ứng phó kịp thời.
- Khách hàng: Khách hàng là một phần không thể thiếu, quyết định thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần phải nghiên cứu thị trường khách hàng của mình một cách kỹ lưỡng để có thể phục vụ họ tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thay đổi trong quyết định sử dụng hay không sử dụng sản phẩm của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh ngân hàng. Chính vì thế mà đòi hỏi các ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh.
- Các nhà cung cấp: là những cơ sở và cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên
vật liệu, thiết bị, nhân công, vốn… cho hoạt động cung cấp sản phẩm của ngân hàng, của đối thủ cạnh tranh. Các nhà quản trị cần theo dõi về giá của những cơ sở cung cấp chính yếu của mình, tình trạng khan hiếm nguồn cung cấp. Việc nhà cung cấp tăng giá có thể buộc ngân hàng phải tăng giá, điều này sẽ làm giảm sút doanh thu dự kiến của ngân hàng.
- Các trung gian marketing: là các cơ sở kinh doanh hỗ trợ ngân hàng trong
việc thu hút, bán sản phẩm đến khách hàng. Họ bao gồm các cơ sở dịch vụ marketing và các trung gian tài chính. Những cơ sở dịch vụ marketing - các công ty điều nghiên tiếp thị, cơ sở quảng cáo, cơ quan truyền thông, những công ty tư vấn về marketing giúp cho ngân hàng trong việc lựa chọn và thu hút khách hàng, định hướng cho sản phẩm của mình đi vào đúng thị trường. Các trung gian tài chính là những công ty khác góp phần trong những cuộc giao dịch về tài chính hoặc bảo
hiểm cho những rủi ro liên quan đến công việc của ngân hàng.
- Giới công chúng: là bất kỳ nhóm nào có liên quan thực sự hay tiềm tàng đến khả năng đạt thành các mục tiêu của ngân hàng. Giới công chúng bao gồm giới công quyền, giới hoạt động xã hội, giới địa phương... Các nhà làm marketing cũng cần quan tâm đến các giới này để đảm bảo tính pháp lý, hợp pháp của quá trình hoạt động, đảm bảo hoạt động marketing được thuận lợi hơn nếu có sự giúp đỡ của giới địa phương.