Hình 3.2 : Quy trình nghiên cứu
3.4 Phương pháp thu thập số liệu
3.4.1 Mẫu nghiên cứu
- Kích thước mẫu phụ thuộc thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Theo Gorsuch (1983), phân tích nhân tố có mẫu ít nhất 200 quan sát, Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu cần ít nhất gấp 5 lần biến quan sát (Hair và cộng sự, 1998) .
- Những quy tắc kinh nghiệm khác trong xác định kích cỡ mẫu cho phân tích nhân tố thường ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Ngoài ra, theo quy tắc kinh nghiệm của Nguyễn Đình Thọ (2011) thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần.
- Như vậy, với mơ hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 5 thành phần, 25 biến quan sát cần tối thiểu cỡ mẫu là: 25 x 5 = 125 quan sát.
3.4.2 Cách thức chọn mẫu
- Cách thức chọn mẫu: phương pháp lấy mẫu thuận tiện, số lượng bảng câu hỏi phát ra là 200 phiếu, mỗi câu hỏi được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 khoảng cách. Qua quá trình thu thập thơng tin được tiến hành, sau khi sàng lọc các bảng hỏi không phù hợp, nghiên cứu tiến hành nhập liệu vào phần mềm và sử dụng phần mềm xử lý dữ liệu SPSS 22 để phân tích dữ liệu khảo sát để kết luận các giả thuyết và mơ hình nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát các khách hàng cá nhân của Sacombank Tây Ninh bằng bảng câu hỏi. Cụ thể, lấy mẫu khảo sát trực tiếp các khách hàng cá nhân đến giao dịch tại quầy của Sacombank Tây Ninh, số lượng khảo sát là 200 mẫu.