Chính sách kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2.1. Chính sách kinh doanh của Ngân hàng

Chính sách tín dụng và chính sách đầu tư của Ngân hàng

Chính sách tín dụng là một tuyên bố các nguyên tắc cơ bản chi phối sự mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Nó cung cấp cơ sở cho việc điều hành kinh doanh, giúp Ngân hàng thiết lập kế hoạch kinh doanh dài hạn để hoạt động một cách chủ động. Để thu hút được Khách hàng, các Ngân hàng cần thiết lập chính sách tín dụng phải gắn với môi trường kinh tế trong nước, quốc tế và những yêu cầu của khu vực giao dịch mà Ngân hàng phục vụ (Hồ Diệu, 2001).

Nếu chính sách tín dụng được xây dựng và thực hiện một cách khoa học và chặt chẽ, kết hợp được hài hòa lợi ích của Ngân hàng, của Khách hàng và của xã hội sẽ hứa hẹn một quy mô tín dụng lớn.

Bên cạnh chính sách tín dụng, Ngân hàng cần phải có một chính sách đầu tư hiệu quả. Chính sách đầu tư cần phải nêu rõ mục tiêu hoạt động đầu tư của Ngân hàng, xác định cơ cấu, tỷ trọng danh mục đầu tư sao cho hợp lý, khả năng sinh lợi cao cho Ngân hàng.

Lãi suất Ngân hàng

Lãi suất là giá cả của việc sử dụng vốn, là một trong những biến động quan trọng nhất mà nhà quản trị Ngân hàng phải xử lý hàng ngày. Chênh lệch giữa lãi suất

cho vay và lãi suất tiền gửi tạo nên phần lớn thu nhập của NHTM. (Nguyễn Văn Tiến, 2015).

Với lãi suất cho vay quá cao: Tạo ra sự ngưng đọng vốn do doanh nghiệp không chịu được mức chi phí cao đó nên họ ngừng xin việc vay vốn. Trong một khoản thời gian tương đối dài như vậy những biến động tiêu cực lẫn tích cực, Ngân hàng không thể dự đoán trước chắc chắn về khả năng sinh lời của mình trong tương lai. Do đó, sẽ phát sinh hiện tượng vốn vẫn đọng trong két của Ngân hàng, trong khi đó, ở bên ngoài, các doanh nghiệp, các hộ gia đình vẫn đang cố tìm kiến những khoản vốn vay với mức chi phí tối thiểu. Bên cạnh đó, Ngân hàng vẫn phải thường xuyên trả lãi cho những khoản tiền gửi, những khoản đi vay của mình. Vì vậy, lãi suất cho vay quá cao sẽ gây khó khăn trong hoạt động cho vay.

Lãi suất cho vay quá thấp: Xảy ra hiện tượng nhu cầu về các khoản vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân tăng lên. Với điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, Ngân hàng phải tăng cường các hình thức huy động vốn để có thể đáp ứng được phần nào nhu cầu vay vốn trên. Chính vì vậy, hoạt động cho vay sẽ trở nên khó khăn nếu quá trình lưu chuyển vốn không thông suốt. Lúc đó khả năng thanh toán của Ngân hàng sẽ không thể đáp ứng và mất đi độ tín nhiệm của Khách hàng đối với Ngân hàng đó.

Do đó, để tồn tại và có vị trí của mình trên thương trường đòi hỏi các Ngân hàng phải quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng cách điều chỉnh chính sách lãi suất sao cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)