Nguyên nhân từ công tác nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 60 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3.3. Nguyên nhân từ công tác nhân sự

- Số lượng nhân viên phòng tín dụng gồm 3 nhân viên kinh doanh, 1 trưởng phòng tín dụng. Chi nhánh có đến 3 PGD tại Cái Bè, Cai Lậy, Gò Công, tuy nhiên,

nhân viên kinh doanh tại Chi nhánh hỗ trợ. Do đó, không giải quyết kịp thời nhu cầu vay vốn của Khách hàng, đồng thời, nhân viên kinh doanh tại Chi nhánh áp lực công việc nhiều dễ dẫn đến quá tải trong công việc, từ đó không tập trung trong việc thẩm định và quản lý khoản vay.

- Trình độ, kinh nghiệm trong công tác tín dụng đối với nhân viên kinh doanh không đồng đều. Chưa nắm rõ quy trình, nên để hoàn tất hồ sơ tín dụng phải mất nhiều thời gian của Khách hàng. Điều này làm giảm cơ hội phát triển tín dụng của Ngân hàng.

- Trình độ thẩm định tín dụng của nhân viên kinh doanh còn yếu, chưa phán đoán được Khách hàng thường đòi hỏi nhiều thủ tục, báo cáo...., có khả năng phân tích, dự đoán mức độ khả thi của hoạt động đầu tư kinh doanh của Khách hàng.

- Nhân viên kinh doanh tin Khách hàng, chưa hiểu rõ mức độ quan trọng trong các chứng từ và chữ ký của Khách hàng trên chứng từ tại Ngân hàng. Nhiều trường hợp Khách hàng ký sót chữ ký, hoặc thiếu chứng minh nhân dân, khi Khách hàng nhận tiền giải ngân sẽ bổ sung. Tuy nhiên, việc làm này cũng tìm ẩn rủi ro cho Ngân hàng sau này.

- Trước năm 2016, do hạn chế về số lượng nhân sự, Chi nhánh chưa phân công tách bạch quản lý hai mảng Khách hàng doanh nghiệp và Khách hàng cá nhân, nên không thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động tín dụng.

- Nhân viên kinh doanh chưa quan tâm đến việc chăm sóc Khách hàng khi đã giải ngân. Chi nhánh cũng chưa có bộ phận chuyên trách chăm sóc Khách hàng chuyên nghiệp. Các nhân viên kinh doanh khối lượng công việc quá lớn nên không thể chú tâm vào việc chăm sóc Khách hàng.

- Lãnh đạo Chi nhánh chưa quan tâm, đôn đốc, chỉ đạo cụ thể cho nhân viên kinh doanh phải chăm sóc và quan tâm đến các đối tượng đặc biệt như công ty lớn, các Khách hàng vay uy tín, kinh doanh phát đạt và có tiềm năng vay lớn. Phần lớn Khách hàng của Chi nhánh là Khách hàng cá nhân, rất ít Khách hàng tổ chức, nhưng

Khách hàng tổ chức lại là đối tượng Khách hàng tiềm năng rất cao cần phải chú trọng khai thác. Nguồn tiền huy động của các tổ chức là rất lớn, đồng thời lãi suất huy động lại rất thấp. Điều quan trọng là nhu cầu vay vốn của các tổ chức rất cao, số tiền vay thường lớn, có thể đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh.

- Việc chăm sóc Khách hàng chưa được quan tâm đúng mức, chưa nhắc Khách hàng đến hạn thanh toán gốc hoặc lãi, chưa tư vấn cho Khách hàng các tiện ích khác mà Ngân hàng đang ưu đãi cho Khách hàng vay.

- Trong hoạt động tín dụng vẫn còn để xảy ra tình trạng Khách hàng phàn nàn về nhiều mặt như chất lượng sản phẩm tín dụng so với Ngân hàng khác, thời gian xét duyệt còn lâu, thủ tục cho vay phức tạp, nhất là khâu định giá tài sản thế chấp.

- Các sản phẩm, quy định về tín dụng chưa phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Các điều kiện cho vay quá khắt khe gây khó khăn trong việc phát triển tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong điều kiện kinh tế phát triển cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng, buộc các NHTM phải tìm ra biện pháp để nâng cao lợi nhuận, chất lượng dịch vụ nhằm khẳng định vị thế của mình. Một trong những biện pháp hữu hiệu đó là phát triển, tăng trưởng tín dụng về chất lượng lẫn số lượng. Song việc phát triển tín dụng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro khi các danh mục cho vay không đảm bảo chất lượng, không thu hồi được vốn. Vì vậy, nâng cao chất lượng sử dụng vốn luôn là yêu cầu cấp bách không chỉ của SCB mà còn là của tất cả các NHTM Việt Nam hiện nay.

SCB – CN Tiền Giang đang có tiềm năng phát triển rất lớn, vì Chi nhánh nằm ngay trung tâm thành phố và có đến 3 PGD tại các huyện. Việc phân tích tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh Tiền Giang từ năm 2012 đến hết năm 2015 đã chỉ ra được những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy, đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, cần đưa ra những khuyến nghị cho Ngân hàng nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các khoản cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SCB - CN Tiền Giang.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SCB – CN TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)