Thực trạng các khoản nợ xấu của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 50 - 53)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Thực trạng các khoản nợ xấu của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm

đến năm 2015

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã không ngừng từng bước nâng dần chất lượng dịch vụ tín dụng, tăng cường xử lý và hạn chế nợ xấu. Tăng cường chất lượng tín dụng và quản lý tốt nợ xấu là biệp pháp hữu hiệu trong việc tránh thất thoát vốn và gây tổn thất cho Ngân hàng.

Bảng 2.6. Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng tín dụng tại SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

Đơn vị tính: %,triệu đồng

KHOẢN MỤC NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

Nợ cần chú ý (1) 12.264 718

Nợ dưới tiêu chuẩn (2)

Nợ nghi ngờ (3) 5.400 3.789 2.989 409

Nợ có khả năng mất vốn (4)

Tổng dư nợ (II) 44.983 205.692 112.102 80.918

Dư nợ quá/ Tổng dư nợ (%) 39,27 1,84 1,45 1,39

Nợ cần chú ý/ Tổng dư nợ (%) 27,26 0,89 Nợ dưới tiêu chuẩn/ Tổng dư nợ

(%)

Nợ nghi ngờ/ Tổng dư nợ (%) 12,00 1,84 1,45 0,51 Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng dư

nợ (%)

Lãi tín dụng chưa thu được 14.035 4.103 3.297 2.072

(Nguồn: Phòng kế toán – SCB CN Tiền Giang)

2.3.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn.

Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải đối mặt. Nó phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn thì càng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng, khả năng Ngân hàng bị thất thoát vốn cho vay là rất cao, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của của hoạt động của Chi nhánh.

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua đạt được những hiệu quả tương đối tốt, chất lượng tín dụng càng được cải thiện qua thời gian, thể hiện ở số dư nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Thể hiện rõ qua đồ thị sau:

Đồ thị 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

-Năm 2012, dư nợ quá hạn quá cao tỷ lệ nợ quá hạn tới 39,27%. Một con số quá cao chứng tỏ các khoản tín dụng trước đây có chất lượng chưa tốt và không thu được vốn về đúng hạn.

-Năm 2013, mục tiêu trọng tâm của SCB sau khi hợp nhất là tập trung xử lý nợ xấu và kiện toàn bộ máy tổ chức. Trong năm 2013, Chi nhánh đã thực hiện rất tốt mục tiêu trên, tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống thấp hơn 3%, còn 1,84%.

-Năm 2014 đến năm 2015, Chi nhánh tiếp tục thực hiện mục tiêu trên, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 1,39% vào cuối năm 2015. Một tỷ lệ tương đối, nằm trong mức độ cho phép của NHNN. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)