KHÁI QUÁT VỀ SCB – CN TIỀN GIANG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. KHÁI QUÁT VỀ SCB – CN TIỀN GIANG

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

(TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 Ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực Ngân hàng và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 14.295 tỷ đồng, Tổng tài sản Ngân hàng đã đạt khoảng 311.514 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của Ngân hàng đạt hơn 255.978 tỷ đồng.

Ngày 27/07/2016, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã vinh dự nhận danh hiệu "Top 10 Ngân hàng Thương mại Việt Nam uy tín năm 2016" do Công ty CP Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đánh giá và bình chọn. Trong những năm qua, SCB đã nhận được các giải thưởng, danh hiệu danh giá từ những Tổ chức có uy tín trong nước và quốc tế, như: Ngân hàng Thương mại tốt nhất Việt Nam 2015 do Tạp chí World Finace trao tặng; giải thưởng Ngân hàng thương mại tăng trưởng nhanh nhất tại Việt Nam 2015 và Ngân hàng Quản trị Doanh nghiệp tốt nhất Việt Nam 2015 do Global Banking and Finance Review trao tặng; giải thưởng Ngân hàng có Sản phẩm & Dịch vụ sáng tạo tiêu biểu Việt Nam 2015 do Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG Vietnam) bình chọn; Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2016 do Thời báo Kinh tế VN bình chọn... đây là minh chứng cho những nỗ lực trong việc phát triển sản phẩm dịch vụ tốt nhất và mang lại hài lòng đã được Khách hàng của SCB ghi nhận. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần vô cùng quý giá dành cho tập thể cán bộ nhân viên của Ngân hàng và định hướng phát triển đúng đắn mà SCB đã, đang và sẽ hướng tới.

Tính đến năm 2015, SCB đã xây dựng hệ thống mạng lưới với 230 đơn vị giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trong cả nước để mang những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến gần hơn với Khách hàng.

Chi nhánh Tiền Giang là một trong những Chi nhánh lớn mạnh của SCB trên toàn tỉnh miền Tây, được thành lập ngày 25/02/2008 trụ sở tọa lạc tại 134 – 136 Đinh

Bộ Lĩnh, phường 2, thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang và 3 phòng giao dịch ở 3 huyện Cai Lậy, Cái Bè, Gò Công. Cơ cấu tổ chức bao gồm ban Giám đốc, phòng Kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính và các phòng giao dịch trực thuộc. Trong đó, phòng Kế toán bao gồm các bộ phận kế toán giao dịch, kế toán tổng hợp, bộ phân ngân quỹ; công nghệ thông tin trực thuộc phòng hành chính.

2.1.2. Mô hình tổ chức của SCB – CN Tiền Giang sau khi hợp nhất

SCB – CN Tiền Giang có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hiệu quả, gồm có: Ban Giám đốc, 3 Phòng nghiệp vụ và 3 PGD, tất cả chịu sự chỉ đạo thống nhất của Ban Giám đốc. GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG HÀNH CHÍNH PGD CAI LẬY PGD CÁI BÈ PGD GÒ CÔNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN QUỸ PHÒNG TÍN DỤNG

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của SCB – CN Tiền Giang

2.1.2.1. Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 01 Phó Giám đốc với nhiệm vụ:

Giám đốc Chi nhánh

-Đại diện pháp nhân của SCB – CN Tiền Giang

-Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước, của Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám Đốc.

-Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách, chế độ nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh.

-Chịu trách nhiệm toàn diện về tài sản, tổ chức và điều hành cán bộ của Chi nhánh.

-Quyết định chương trình, kế hoạch hoạt động công tác của Chi nhánh.

-Quyết định đầu tư cho vay, bão lãnh trong giới hạn được Tổng giám đốc ủy quyền.

-Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động của Chi nhánh.

-Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh cho Chi nhánh. -Chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của 3 PGD trực thuộc.

Phó Giám đốc Chi nhánh

-Giúp Giám đốc chỉ đạo và điều hành một số lĩnh vực công tác.

-Tham gia với Giám đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.

-Thay mặt Giám đốc giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.

-Điều hành mọi mặt công tác của Chi nhánh lúc vắng mặt sự ủy nhiệm chính thức của Giám đốc.

-Trực tiếp điều hành và quản lý hoạt động tín dụng, kế toán ngân quỹ theo ủy quyền của Giám đốc Chi nhánh.

2.1.2.2. Phòng Hành chính

Gồm 3 thành viên, thực hiện các công tác sau:

-Thực hiện các công tác về hành chính của Ngân hàng như quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm…

-Tiếp nhận yêu cầu sửa chữa cơ sở vật chất, tài sản, mua sắm công cụ lao động, kiểm tra vệ sinh, an toàn nơi làm việc cho toàn Chi nhánh.

-Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán bộ - công nhân viên trong Ngân hàng.

-Thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ Nhà nước.

-Nhân viên công nghệ thông phục trách đường truyền, sữa chữa thiết bị công nghệ phục vụ trong Ngân hàng. Phối hợp với Hội sở cài đặt chương trình nội bộ khi cần thiết.

2.1.2.3. Phòng Tín dụng

Gồm 4 thành viên, thực hiện nhiệm vụ:

-Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, cho vay theo đúng quy định của Ngân hàng, thể lệ của Nhà nước.

-Tham mưu cho Ban Giám Đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể.

-Tìm kiếm Khách hàng vay, giới thiệu sản phẩm vay, tư vấn và hướng dẫn Khách hàng làm thủ tục vay vốn tại SCB.

-Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của Khách hàn trong suốt thời gian vay, kể từ khi phát vay cho đến khi thu hồi nợ vay.

-Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ và, bảo lãnh khi có nhu cầu, kinh doanh ngoại tệ, tư vấn tài chính và đầu tư…

2.1.2.4. Phòng Kế toán ngân quỹ:

Gồm 3 bộ phận:

Kế toán giao dịch

-Giao dịch với Khách hàng, thực hiện các yêu cầu của Khách hàng về tiền gửi, thanh toán quốc tế, thẻ... theo đúng quy trình quy định của NHNN và của SCB.

-Ghi chép toàn bộ các công việc phát sinh trong ngày

-Thực hiện các bút toán liên quan đến quá trình thanh toán như: uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, kế toán các khoản thu chi trong ngày, mở tài khoản mới cho Khách hàng, thực hiện các bút toán chuyển khoản theo yêu cầu của Khách hàng.

-Giải quyết thắc mắc, khiếu nại của Khách hàng liên quan đến giao dịch với SCB.

Kế toán nội bộ

-Hạch toán kế toán theo chế độ do Nhà nước quy định, thực hiện hạch toán kế toán bảo hiểm xã hội và bảo hiểm Y tế, hạch toán thuế phải nộp.

-Hạch toán chi tiêu nội bộ theo đúng quy định. -Lữu trữ chứng từ cho cả Chi nhánh.

-Báo cáo quyết toán, phân tích lãi lỗ từng kỳ hoạt động của Ngân hàng. -Tổng hợp chi tiết, lên cân đối hoạt động của Ngân hàng

-Báo cáo quyết toán hằng năm lên Hội sở.

Bộ phận ngân quỹ

- Thu các khoản tiền mặt VND và ngoại tệ khi Khách hàng nộp vào theo chứng từ hạch toán của các bộ phận có liên quan.

-Chi tiền cho Khách hàng theo chứng từ đã được phòng nghiệp vụ kiểm tra và Giám Đốc duyệt.

-Thực hiện điều quỹ, tiếp quỹ giữa Hội sở và các PGD.

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA SCB – CN TIỀN GIANG

Cũng như các Ngân hàng khác, sau khi huy động vốn, mặc dù đã áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, nhưng bản thân Chi nhánh cũng phải tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn huy động một cách hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận tối đa cho Ngân hàng. Chính vì thế, nếu muốn sử dụng tối ưu vốn, tăng lợi nhuận, đồng thời đạt chỉ tiêu cho vay đã được giao, buộc Chi nhánh phải tìm mọi cách để đẩy mạnh tín dụng trên cơ sở an toàn và hiệu quả. Thực trạng hoạt động tín dụng của Chi nhánh từ năm 2012 đến năm 2015 thông qua các phân tích sau:

2.2.1. Phân tích dư nợ theo thời hạn

Bảng 2.1 Dư nợ theo kỳ hạn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng, % ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB - CN Tiền Giang)

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

CHỈ TIÊU Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Ngắn hạn 57.084 99,72 208.780 99,67 108.113 96,44 61.402 75,88 Trung hạn 162 0,28 700 0,33 2.913 2,60 13.733 16,97 Dài hạn 1.076 0,96 5.783 7,15 TỔNG CỘNG 57.246 100 209.480 100 112.102 100 80.918 100

- Năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 57.246 triệu đồng, trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 57.084 triệu đồng, chiếm 99,72% tổng dư nợ, còn lại là dư nợ tín dụng trung hạn, chiếm tỷ trọng rất thấp 0,28% tổng dư nợ, do SCB mới hợp nhất từ năm 2011 nên trong thời gian đầu đang cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đồng thời tập trung xử lý nợ xấu toàn hàng, bên cạnh đó, SCB cũng chưa có những chương trình, chính sách hấp dẫn Khách hàng vay.

- Sang năm 2013, dư nợ tín dụng đạt 209.480 triệu đồng (tăng 152.234 triệu đồng), chủ yếu tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Trong đó, cho vay cầm cố tăng lên đột biến 89.920 triệu đồng, do SCB có chương trình huy động vốn kỳ hạn dài định kỳ rút gốc linh hoạt. Sản phẩm này cho phép Khách hàng vay cầm cố với lãi suất vay bằng lãi suất gửi nếu thời gian còn lại của sổ tiết kiệm dưới 12 tháng. Do đó, Khách hàng sẽ gửi kỳ hạn dài để có lãi suất cao và có thể rút gốc bằng hình thức vay cầm cố. Sản phẩm huy động này làm cho dư nợ cho vay tăng đột biến trong năm và chủ yếu là các khoảng vay ngắn hạn. Cuối năm 2013, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 208.780 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,67% tổng dư nợ. Cho vay trung hạn cũng tăng lên nhưng không đáng kể, dư nợ cuối năm chỉ đạt 700 triệu đồng, con số quá thấp so với quy mô của một Chi nhánh Ngân hàng có đến 3 PGD.

- Năm 2014, một số hợp đồng vay ngắn hạn đến hạn thanh toán làm cho dư nợ cho vay cuối năm giảm mạnh còn 108.113 triệu đồng, giảm 100.667 triệu đồng (giảm 48,22% so với năm 2013), trong khi dư nợ cho vay trung hạn tăng lên 2.213 triệu đồng và dư nợ dài hạn tăng 1.076 triệu đồng nhưng vẫn không bù đắp được mức giảm của dư nợ ngắn hạn.

- Năm 2015, dư nợ ngắn hạn tiếp tục giảm 46.711 triệu đồng, còn 80,918 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn được nâng lên, chứng tỏ Chi nhánh đang từng bước quan tâm phát triển tín dụng trung và dài hạn, nhằm tạo sự ổn định trong hoạt động cho vay của mình. Cuối năm 2015, dư nợ cho vay trung hạn là 13.733 triệu

đồng, tăng 10.820 triệu đồng so với năm 2014. Tín dụng dài hạn đạt 5.783 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ (7,15%) so với tổng dư nợ.

Đồ thị 2.1. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

Đồ thị 2.1 cho thấy quy mô tín dụng tại Chi nhánh không đều qua các năm, năm 2013 dư nợ tín dụng tăng lên vượt bậc, đồng thời dư nợ theo thời hạn tín dụng phân bố không đồng đều, chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Từ năm 2014 đến 2015, quy mô tín dụng của Chi nhánh đang thu hẹp lại, chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng không ổn định và còn rất hạn chế.

2.2.2. Phân tích dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế

Bảng 2.2: Dư nợ theo ngành kinh tế của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến 2015

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng cuối năm của phòng kinh doanh – SCB CN Tiền Giang)

- Bảng 2.2 cho thấy năm 2012, Chi nhánh chỉ có dư nợ tín dụng của cho vay tiêu dùng và cho vay bổ sung vốn kinh doanh. Trong đó, dư nợ cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng 68,13% tổng dư nợ, đạt 39.003 triệu đồng; còn lại là 31,87% là dư nợ cho vay bổ sung vốn kinh doanh với số dư cuối năm là 18.243 triệu đồng.

- Năm 2013, Chi nhánh có phát sinh dư nợ cho vay sản xuất nông lâm nghiệp

5.145 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,46% trong tổng dư nợ; cho vay tiêu dùng tăng 160.919 triệu đồng, trong cho vay tiêu dùng đã bao gồm số dư tăng đột biến của cho vay cầm cố sổ tiết kiệm đã được đề cập tại nội dung phân tích bảng 2.1, trong khi cho vay bổ sung vốn kinh doanh giảm còn 4.413 triệu đồng, giảm 75,81% so với năm.

- Trong năm 2014, các khoản cho vay tiêu dùng tăng đột biến trong năm 2013 đã đến hạn thanh toán làm cho dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 127.205 triệu đồng, còn 72.717 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 64,87% tổng dư nợ tín dụng. Trong năm, Chi nhánh có phát sinh dư nợ cho vay nuôi trồng chế biến thủy sản, đạt 28.856 triệu đồng, chiếm 25,74% so với tổng dư nợ tín dụng. Điều này cho thấy tín dụng của Chi

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

LĨNH VỰC

CHO VAY Số dư Tỷ

trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Tiêu dùng 39.003 68,13 199.922 95,44 72.717 64,87 64.033 79,13 Bổ sung vốn kinh doanh 18.243 31,87 4.413 2,11 4.603 4,11 15.478 19,13 Sản xuất nông lâm nghiệp 5.145 2,46 5.641 5,03 387 0,48 Nuôi trồng chế biến thủy sản 28.856 25,74 Xây cầu đường

dân dụng 285 0,25 1.020 1,26 TỔNG CỘNG 57.246 100 209.480 100 112.102 100 80.918 100

nhánh đang từng bước mở rộng cho vay nhiều ngành kinh tế. Bên cạnh đó, dư nợ cho vay các loại ngành kinh tế khác có tăng, nhưng mức tăng không đáng kể.

- Năm 2015, dư nợ cho vay tiêu dùng giảm 8.684 triệu đồng còn 64.033 triệu đồng, trong khi cho vay nuôi trồng chế biến thủy sản không còn số dư, cho vay sản xuất nông lâm nghiệp cũng giảm 5.245 triệu đồng. Mặc dù cho vay bổ sung vốn kinh doanh có tăng 10.875 triệu đồng, nhưng dư nợ cuối năm vẫn giảm còn 80.918 triệu đồng.

Đồ thị 2.2. Dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

Đồ thị 2.2 cho thấy cho vay theo ngành kinh tế tại Chi nhánh không đồng đều và cũng không đa dạng. Mức tăng trưởng cũng không ổn định, có loại ngành kinh tế tăng quá cao như cho vay tiêu dùng, nhưng cũng có loại hình chỉ phát sinh và thanh toán luôn trong năm sau như nuôi trồng chế biến thủy sản năm 2014.

Nhìn chung, tổng dư nợ trong các năm qua còn quá thấp, trong khi số dư huy động luôn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2015,số dư huy động là 2.761.964 triệu đồng, trong khi chỉ cho vay được 80.918 triệu đồng, cho vay chỉ đạt 2,93% so với số dư huy động. Điều này cho thấy, chi nhánh còn nhiều hạn chế trong việc cho vay, số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)