7. Kết cấu của luận văn
3.3. KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CỦA NHNN
Bên cạnh những giải pháp từ phía Ngân hàng, còn có một số giải pháp từ Ngân hàng nhà nước góp phần thúc đẩy quá trính phát triển tín dụng tại SCB như sau:
- Công tác điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả: Trong từng thời kỳ NHNN có thể điều chỉnh các tỷ lệ, tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp cũng như việc thay đổi tỷ lệ cho vay một số ngành kinh tế như: bất động sản, chứng khoán, … Các sự điều chỉnh phải nhằm mục tiêu phát triển thị trường tài chính bền vững và góp phần tăng trưởng kinh tế an toàn, hiệu quả. Thông qua việc theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế, tiền tệ trong nước và thế giới một cách sâu sát, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tài chính tiền tệ. Từ đó, đảm bảo các tổ chức tín dụng hoạt động đúng định hướng của NHNN và hạn chế rủi ro.
- NHNN cần phối hợp với các bộ ngành có liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắt trong thủ tục phát mãi tài sản. Nếu có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của tổ chức tín dụng, của cơ quan công an, của chính quyền cơ sở, của Sở tài nguyên & môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.
- Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.
- NHNN cần quan tâm tới các ý kiến phản hồi của các Ngân hàng khi áp dụng các quy định vào thực hiện, cần tham khảo tính khả thi cũng như khó khăn khi thực hiện để từ đó đề ra những biện pháp nhằm khắc phục, sửa đổi kịp thời.
- Chống sự cạnh tranh kém lành mạnh: tình trạng cạnh tranh kém lành mạnh, tranh giành Khách hàng vay vốn đang diễn ra giữa các NHTM, như cho vay để hoàn trả các khoản vay của các Ngân hàng khác, hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao. Thậm chí, các NHTM lấy thông tin thống kê qua CIC, tổng hợp thông tin Khách hàng nào đang vay vốn tại Ngân hàng đối thủ để bằng mọi cách lôi kéo Khách hàng về Ngân hàng mình vay vốn. Ngoài ra, mua thông tin từ nội bộ của các Ngân hàng thông qua các nhân sự thiếu đạo đức nghề nghiệp để lấy dữ liệu Khách hàng phục vụ cho hoạt động tiếp thị bằng những chính sách nới lỏng hơn rất nhiều.
Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của các NHTM, đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững cho toàn hệ thống.
- NHNN nên xây dựng hệ thống thanh tra NHTM khoa học và có hiệu quả. Cần phải tổ chức kiểm tra thường xuyên, xâu sát và kịp thời phát hiện các sai sót trong việc cấp tín dụng tại các Ngân hàng. Tránh tình trạng kiểm soát theo mẫu, theo định kỳ.
- Để làm được điều này, NHNN cần nhanh chóng rà soát tiến trình thực hiện, cũng như chỉnh sửa các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế trên tinh thần có lộ trình thực hiện, ban hành các hướng dẫn, quy định, chế tài cụ thể để hướng các NHTM nhanh chóng áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa vào cơ sở lý thuyết nêu tại Chương 1 và trên việc phân tích các thực trạng tại Chương 2, đề tài đã đưa ra các giải pháp nhằm phát triển huy động vốn để tạo ra nguồn vốn dồi dào, đồng thời cũng nêu ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SCB - CN Tiền Giang.
Bên cạnh đó, đề tài cũng nêu ra một số kiến nghị đối với NHNN hỗ trợ Ngân hàng trong hoạt động sử dụng vốn, cụ thể là hoạt động tín dụng tại các NHTM nói chung và SCB – CN Tiền Giang nói riêng.
Qua đó, SCB - CN Tiền Giang cần phải thực hiện các giải pháp trên để từng bước phát triển, hoàn thiện hoạt động tín dụng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh.
KẾT LUẬN
Hiệu quả sử dụng vốn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM nói chung và SCB - CN Tiền Giang nói riêng và cũng là một trong những yếu tố quyết định lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, luận văn đưa ra một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SCB - CN Tiền Giang trong thời gian tới. Với mục tiêu trên, luận văn đã đạt được một số kết quả sau:
Về mặt lý luận: Luận văn đã tập hợp có tính hệ thống những lý luận căn bản về hiệu quả sử dụng vốn của NHTM, các chỉ tiêu để phâ tích, đánh giá cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của NHTM.
Về thực tiễn: Luận văn đã đề cập và phân tích thực trạng tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn của SCB - CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015. Từ đó, luận văn cũng chỉ ra những mặt hạn chế, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh.
Về giải pháp ứng dụng vào thực tiễn: Thông qua phân tích thực trạng sử dụng
vốn của SCB - CN Tiền Giang ở chương 2, luận văn đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của SCB - CN Tiền Giang.
Cuối cùng, tác giả mong nhận được sự
Tuy luận văn còn nhiều mặt hạn chế, nhưng nếu có thể hoàn thiện các mặt hạn chế như đã đề cập trong luận văn thì SCB - CN Tiền Giang có thể nâng cao hiệu quả
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Hồ Diệu, Hồ Trung Hiệp, Hồ Trung Bửu, Bùi Tấn Tài, Phan Tấn Lợi (1998), Các định chế tài chánh, Nhà xuất bản Thống kê.
2. Hồ Diệu 2001, Tín dụng Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê. 3. Hồ Diệu 2002, Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
4. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), Tiền Tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản Phương Đông.
5. Nguyễn Văn Tiến 2015, Toàn tập quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động.
6. Phan Thị Cúc 2009, Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải.
Tạp chí
1. Lê Đắc Cù – ‘Đôi điều cần bàn về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động’ -
Thị trường tài chính tiền tệ, số 16, ngày 15/08/2010.
2. Nguyễn Anh Tuấn – ‘Công cụ định giá vốn điều chuyển trong quản lý tài sản có/tài sản nợ Ngân hàng và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh’, Thị trường tài chính tiền tệ, Số 24 (297), ngày 15/12/2009.
3. Nhật Trung – ‘Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động - những thông lệ quốc tế’, Tạp chí Ngân hàng, Số 17, tháng 9/2010.
4. Tuấn Hưng và Hà Lam – ‘NHNN&PTNT Tỉnh Hải Dương Quán triệt nguyên tắc “Tăng trưởng nguồn vốn ổn định để tăng trưởng tín dụng”’,Tạp chí Ngân hàng, Số 16, tháng 8/2011.
Tài liệu từ Internet
1. Đại học kinh tế quốc dân, 2013, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, truy cập tại <https://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-anh-huong-toi-hieu-qua-su- dung-von/d097f85a>, [ngày truy cập: 01/08/2016].
2. Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại, truy cập tại
<http://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-cua-ngan-hang-thuong-mai/8540d6d5>, [ngày truy cập 01/08/2016].
3. Khuê Nguyễn, 2015, Chú trọng hơn tới quản trị rủi ro tín dụng, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/chu-trong-hon-toi-quan-tri-rui-ro-tin-dung-39755.html>, [ngày truy cập 01/09/2016].
4. Nguyễn Thu Hà, Khái niệm và vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, truy cập tại < https://voer.edu.vn/pdf/a8882756/1>,[ ngày truy cập 20/07/2016].
5. Quách Thị Thanh Hải, Vốn và huy động vốn của Ngân hàng thương mại, truy cập tại<https://voer.edu.vn/m/von-va-huy-dong-von-cua-ngan-hang-thuong-
6. Rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại, truy cập tại < https://voer.edu.vn/m/rui-ro-tin-dung-cua-ngan-hang-thuong-mai/3b2d53b8>, [ngày truy cập 01/09/2016].
7. Thanh Huyền, 2014, Biện pháp cho tăng trưởng tín dụng , truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/giai-phap-cho-tang-truong-tin-dung-4103.html>, [ngày truy cập 01/09/2016].
Luận văn, Luận án
1. Bùi Thị Bích Tuyền, 2010, Giải pháp và kiến nghị về quản lý tài sản nợ tài sản có
tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh 20/10, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học
Kinh Tế Tp.HCM.
2. Nguyễn Thị Minh Châu, 2013, Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Ngân
hàng Tp.HCM.
Văn bản, báo cáo nội bộ của SCB
1. Bảng cân đối, Báo cáo thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh các năm 2012, 2013, 2014, 2015 Phòng kế toán Ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN Tiền Giang.
2. Báo cáo tình hình hoạt động tại phòng ban tại SCB – CN Tiền Giang. 3. Báo cáo thường niên năm 2012, 2013, 2014, 2015 của SCB
4. Báo cáo thường niên năm 2015 của VCB, BIDV
Khác
1. Ngân hàng Nhà nước 2009, Quyết định 379/QĐ-NHNN Về điều chỉnh tỷ lệ dự trử bắt buộc của các Tổ chức tín dụng.
2. Ngân hàng Nhà nước 2011, Quyết định 1925/QĐ-NHNN Về điều chỉnh tỷ lệ dự trử bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các Tổ chức tín dụng.
3. Ngân hàng Nhà nước 2013, Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về việc phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng đối với các tài sản có.
4. Ngân hàng Nhà nước 2014, Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài.