Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 75 - 77)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3.2. Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động

Ngân hàng cần có những giải pháp nhằm tiếp tục gia tăng nguồn vốn huy động, tạo ra lượng vốn dồi dào cho Ngân hàng trong việc sử dụng vốn. Cụ thể:

-Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi, các chương trình khuyến mãi, dự thưởng tối ưu cho Khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm phải phù hợp với phong tục, thói quen của từng vùng miền. Ví dụ như tại các tỉnh miền Tây, cụ thể là tỉnh Tiền Giang, phần lớn Khách hàng đều thích gửi tiền có quà tặng, nên Ngân hàng cần phải có những sản phẩm huy động có quà tặng kèm theo, để thu hút Khách hàng. Mặc dù món quà có giá trị không cao, nhưng có thể làm Khách hàng vui lòng khi nghĩ về SCB.

-Chương trình sản phẩm nên diễn ra liên tục, tránh tình trạng chương trình dừng đột ngột, hoặc thay đổi thể lệ trong thời gian diễn ra chương trình, tránh tình trạng Khách hàng đã tham khảo sản phẩm vẫn còn trong thời gian triển khai, nhưng sau đó khi Khách hàng tham gia sản phẩm thì thể lệ đã thay đổi đột xuất khiến Khách hàng cảm thấy mất lòng tin và phiền lòng vì đã dự tính trước. Đây là tình trạng thường xuyên xãy ra đối với các chương trình huy động của SCB.

-SCB hiện có chính sách tiền gửi ưu đãi cho Khách hàng VIP, nhưng chưa có chính sách chăm sóc Khách hàng lâu năm, gắn bó với SCB. Cần có thêm chính sách chăm sóc các Khách hàng trung thành, lâu năm thân thiết với SCB như tặng quà kỷ niệm hàng năm cho các đối tượng Khách hàng theo số dư và thời gian gắn bó với SCB. Chính sách này sẽ thu hút được lượng tiền có mục đích để dành của Khách hàng.

-Có chính sách hợp lý, hấp dẫn thu hút Khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản, sử dụng dịch vụ, gửi tiết kiệm, kết hợp với phát triển tín dụng cho các đối tượng này. Đối với Khách hàng là các doanh nghiệp, Ngân hàng nên tặng quà khuyến mãi cho những người có vai trò quyết định, có chính sách ưu đãi khi đồng thời sử dụng các dịch vụ khác của Ngân hàng, tài trợ cho một số hoạt động của doanh nghiệp.

-Tăng cường quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng. Giao trách nhiệm cho từng Chi nhánh chủ động quảng bá theo mẫu thống nhất của từng chương trình, sản phẩm. Chi nhánh sẽ chọn kênh quảng cáo phù hợp với thực tế tại địa phương như đài phát thanh, báo địa phương, đài truyền hình...

- Cung cấp thông tin, tư vấn đầu tư đầy đủ, chính xác. Đây là vấn đề cấp thiết của mỗi Ngân hàng giúp Khách hàng hiểu rõ các hoạt động, dịch vụ của Ngân hàng, thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin trên internet.... giúp Khách hàng có thể tìm hiểu dễ dàng, đồng thời sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng mà không

phải mất thời gian đến Ngân hàng. Đây cũng chính là công cụ để tuyên truyền quảng cáo rất hữu hiệu, do đó Ngân hàng cần thiết lập hệ thống thông tin chính xác kịp thời.

-Trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc tại địa phương để giới thiệu sản phẩm dịch vụ, liên kết mua bán vàng và ngoại tệ... Việc liên kết này phát triển tốt đẹp sẽ giúp Chi nhánh có một lượng Khách hàng mới chuyên kinh doanh vàng và ngoại tệ đến giao dịch, đồng thời tăng cơ hội bán chéo sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)