7. Kết cấu của luận văn
2.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SCB – CN TIỀN GIANG
2.3.1. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tập trung ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh từ năm 2012 đến năm 2015
Theo cơ chế quản lý vốn này thì toàn bộ số dư tiền gửi mà Chi nhánh huy động được sẽ được bán về Hội sở theo mức lãi suất cao hơn lãi suất huy động tại Chi nhánh, và ngược lại, khi Chi nhánh giải ngân cho Khách hàng thì Chi nhánh phải mua toàn bộ vốn lại từ Hội sở với giá thấp hơn lãi suất mà Chi nhánh cho vay món giải ngân đó. Do đó, lãi suất mua – bán vốn của Hội sở rất quan trọng, nó quyết định đến việc cho vay của Chi nhánh, quyết định lợi nhuận của Chi nhánh.
Bảng 2.3: Lãi suất bình quân của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến 2015
Đơn vị tính: %/năm
Lãi suất bình quân (%/năm) NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
Lãi suất huy động bình quân (1) 11,50 8,55 7,33 5,71
Lãi suất bán vốn bình quân (2) 14,00 11,00 9,53 8,00
Chênh lệch (2) - (1) 2,50 2,45 2,20 2,29
Lãi suất cho vay bình quân (3) 15,59 12,55 11,20 9,50
Lãi suất mua vốn bình quân (4) 14,00 11,46 9,90 8,41
Chênh lệch (4) - (3) 1,59 1,09 1,30 1,09
(Nguồn: Tổng hợp thông báo lãi suất từ Phòng kế toán – SCB CN Tiền Giang)
-Bảng 2.3 cho thấy năm 2012, khi Chi nhánh huy động tiền gửi từ Khách hàng với lãi suất huy động bình quân là 11,5%/năm, sau đó Chi nhánh bán hết phần vốn này về Hội sở với mức lãi suất bình quân là 14%/năm, như vậy, chênh lệch lãi suất trong việc bán vốn cho Hội sở, Chi nhánh được lợi 2,5%/năm. Trong khi đó, khi Chi nhánh cho Khách hàng vay với lãi suất bình quân là 15,59%/năm, để giải ngân được khoản vay này, Chi nhánh phải đi mua vốn lại từ Hội sở với lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay của Chi nhánh là 1,59%/năm, tức là 14%/năm.
-Tương tự cho các năm tiếp theo. Mức chênh lệch lãi suất tiền gửi và lãi suất bán vốn bình quân lần lượt như sau: năm 2013 là 2,45%/năm, năm 2014 là 2,2%/năm, năm 2015 là 2,29%/năm. Điều này cho thấy, khi huy động được số dư
tiền gửi thì Chi nhánh sẽ có thu nhập từ 2,5%/năm trở lên trên tổng số dư huy động. Đây cũng là một cách sử dụng vốn hiệu quả, ít rủi ro nhất của Chi nhánh. Bên cạnh đó chênh lệch giữa lãi suất cho vay của Chi nhánh và lãi suất bình quân mua vốn từ Hội sở qua các năm cũng khá ổn định, trung bình từ 1,09%/năm đến 1,30%/năm. Đây cũng là một phần thu nhập của Chi nhánh, nếu Chi nhánh cho vay nhiều, ít rủi ro, thất thoát vốn vay thì thu nhập này sẽ góp phần không nhỏ cho lợi nhuận của Chi nhánh.
Với chênh lệch lãi suất như bảng 2.3, cho thấy cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB khá hợp lý. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay thực tế và lãi suất mua vốn từ Hội sở tương đối thấp tạo điều kiện cho việc phát triển tín dụng tại Chi nhánh. Bảng số liệu sau sẽ chứng minh mức độ mà Chi nhánh cho vay sau khi đã bán vốn cho Hội sở.
Bảng 2.4: Tỷ lệ sử dụng vốn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015
Đơn vị tính: triệu đồng
KHOẢN MỤC NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
Tổng dư nợ 57.246 209.480 112.102 80.918
Tổng nguồn vốn huy động 975.944 1.708.038 2.116.493 2.761.964
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB - CN Tiền Giang)
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động này thể hiện hiệu quả của việc sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng tiền gửi của NHTM là 80%.
Nhìn chung, thời gian qua Ngân hàng đã chưa khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình.
- Năm 2012, số dư huy động của Chi nhánh là 975.944 triệu đồng, dư nợ đạt 57.246 triệu đồng, chứng tỏ Chi nhánh huy động nhiều nhưng chỉ cho vay được 5,78% số dư huy động của mình. Nếu không có cơ chế quản lý vốn tập trung thì tỷ lệ này là một vấn đề đáng lo ngại cho Chi nhánh vì Chi nhánh sẽ không đủ thu nhập để bù đắp lãi tiền gửi phải trả cho Khách hàng.
- Năm 2013, tỷ lệ này tăng lên 12,26%, do số dư tín dụng có bước đột phá trong năm lên đến 209.480 triệu đồng, Nếu loại bỏ số dư cho vay cầm cố sổ tiết kiệm 89.920 triệu đồng (do lãi suất vay bằng lãi suất sổ tiết kiệm) thì tỷ lệ này là 7%. Đây là bước tiến bộ trong công tác tín dụng của Chi nhánh.
- Sang năm 2014, 2015, dư nợ tín dụng giảm mạnh, liên tục, dư nợ đến cuối năm 2015 chỉ còn 80.918 triệu đồng, trong khi số dư huy động liên tục tăng cao và đạt 2.761.964 triệu đồng nên tỷ lệ này cũng giảm theo. Năm 2014, tỷ lệ tổng dư nợ trên tổng số dư tiền gửi là 5,3%; và năm 2015 giảm còn 2,93%.
Điều này cho thấy, nguồn vốn huy động được Chi nhánh sử dụng cho vay là quá thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thông qua hoạt động tín dụng của Chi nhánh còn hạn chế.
2.3.2. Thực trạng, thu nhập, chi phí của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015 đến năm 2015
Bảng 2.5: Thu nhập, chi phí của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015
Đơn vị tính: triệu đồng,%
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB - CN Tiền Giang)
Các số liệu bảng 2.5 cho thấy:
- Năm 2012, thu nhập này chiếm tỷ trọng 91% so với tổng thu nhập, đạt 147.316 triệu đồng, cao hơn chi phí trả lãi tiền gửi huy động, thậm chí cao hơn cả tổng chi phí của toàn Chi nhánh. Thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng nhỏ 6,01% so với tổng thu nhập, đạt 9.723 triệu đồng. Tuy nhiên, khi trừ đi khoản chi phí trả lãi mua vốn từ Hội sở là 938 triệu đồng thì Chi nhánh cũng có một phần thu nhập khi cho vay, cụ thể là 8.785 triệu đồng.
-Sang các năm tiếp theo, thu nhập từ bán vốn cho Hội sở cũng chiếm tỷ trọng rất cao trên 92% trong tổng số thu nhập, và luôn lớn hơn tổng chi phí hoạt động của toàn Chi nhánh. Điều đó cho thấy Chi nhánh chỉ cần huy động tiền gửi, sau đó bán
NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
CHỈ TIÊU Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng thu nhập (I)=(1)+(2)+(3) 161.886 100 202.341 100 210.968 100 242.666 100 TN từ hoạt động cho vay (1) 9.723 6,01 15.150 7,49 11.287 5,35 6.195 2,55 TN từ bán vốn cho Hội sở (2) 147.316 91,00 186.976 92,41 199.228 94,44 226.029 93,14 TN từ hoạt động khác (3) 4.847 2,99 215 0,11 453 0,21 10.441 4,30 Tổng chi phí (II)=(4)+(5)+(6) 146.480 100 175.380 101 197.820 100 213.417 100
CP trả lãi tiền gửi (4) 92.660 63,26 150.140 85,61 177.331 89,64 185.094 86,73
CP trả lãi mua vốn từ Hội sở (5) 938 0,64 1.957 1,12 2.346 1,19 5.724 2,68 CP từ hoạt động khác (6) 52.882 36,10 25.239 14,39 18.147 9,17 22.610 10,59 Lợi nhuận (III)=(I)-(II) 15.406 26.961 13.148 29.249
cho Hội sở với chênh lệch lãi suất như các năm qua thì Chi nhánh vẫn có lợi nhuận. Do đó, thực tế Chi nhánh không cần cho vay mà vẫn có lời.
Tóm lại, việc sử dụng vốn của Chi nhánh thông qua việc bán vốn cho Hội sở rất hiệu quả do mức lãi suất mua bán vốn của Hội sở phù hợp cho Chi nhánh, đặc biệt đối với các Chi nhánh chỉ tăng trưởng huy động mà chưa phát triển được tín dụng. Theo số liệu bảng 2.5 thì thực chất, nếu Chi nhánh chỉ cần hoạt động có lợi nhuận thì Chi nhánh không cần cho vay. Chi nhánh chỉ cần tập trung huy động thật nhiều, sau đó bán vốn về Hội sở với mức lãi suất như số liệu tại bảng 2.3 thì Chi nhánh hoạt động cũng có lợi nhuận.
Tuy nhiên, nếu Chi nhánh phát triển được tín dụng thì Chi nhánh vừa có thêm thu nhập, bán chéo sản phẩm, tăng lợi nhuận cho Chi nhánh, vừa hoàn thành kế hoạch tín dụng mà Hội sở giao hàng năm, đồng thời cũng khẳng định vị thế của Ngân hàng trên thị trường.
2.3.3. Thực trạng các khoản nợ xấu của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015 đến năm 2015
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã không ngừng từng bước nâng dần chất lượng dịch vụ tín dụng, tăng cường xử lý và hạn chế nợ xấu. Tăng cường chất lượng tín dụng và quản lý tốt nợ xấu là biệp pháp hữu hiệu trong việc tránh thất thoát vốn và gây tổn thất cho Ngân hàng.
Bảng 2.6. Tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng tín dụng tại SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015
Đơn vị tính: %,triệu đồng
KHOẢN MỤC NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
Nợ cần chú ý (1) 12.264 718
Nợ dưới tiêu chuẩn (2)
Nợ nghi ngờ (3) 5.400 3.789 2.989 409
Nợ có khả năng mất vốn (4)
Tổng dư nợ (II) 44.983 205.692 112.102 80.918
Dư nợ quá/ Tổng dư nợ (%) 39,27 1,84 1,45 1,39
Nợ cần chú ý/ Tổng dư nợ (%) 27,26 0,89 Nợ dưới tiêu chuẩn/ Tổng dư nợ
(%)
Nợ nghi ngờ/ Tổng dư nợ (%) 12,00 1,84 1,45 0,51 Nợ có khả năng mất vốn/ Tổng dư
nợ (%)
Lãi tín dụng chưa thu được 14.035 4.103 3.297 2.072
(Nguồn: Phòng kế toán – SCB CN Tiền Giang)
2.3.3.1. Tỷ lệ nợ quá hạn.
Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ tiêu đặc trưng cho mức độ rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải đối mặt. Nó phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn thì càng làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng, khả năng Ngân hàng bị thất thoát vốn cho vay là rất cao, đồng thời cũng làm giảm hiệu quả của của hoạt động của Chi nhánh.
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua đạt được những hiệu quả tương đối tốt, chất lượng tín dụng càng được cải thiện qua thời gian, thể hiện ở số dư nợ quá hạn giảm dần qua các năm. Thể hiện rõ qua đồ thị sau:
Đồ thị 2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015
-Năm 2012, dư nợ quá hạn quá cao tỷ lệ nợ quá hạn tới 39,27%. Một con số quá cao chứng tỏ các khoản tín dụng trước đây có chất lượng chưa tốt và không thu được vốn về đúng hạn.
-Năm 2013, mục tiêu trọng tâm của SCB sau khi hợp nhất là tập trung xử lý nợ xấu và kiện toàn bộ máy tổ chức. Trong năm 2013, Chi nhánh đã thực hiện rất tốt mục tiêu trên, tăng cường thu hồi nợ quá hạn, xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng. Đó là nguyên nhân chính làm cho tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh giảm xuống thấp hơn 3%, còn 1,84%.
-Năm 2014 đến năm 2015, Chi nhánh tiếp tục thực hiện mục tiêu trên, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 1,39% vào cuối năm 2015. Một tỷ lệ tương đối, nằm trong mức độ cho phép của NHNN. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần tiếp tục phát huy hơn nữa điểm mạnh của mình về huy động vốn, cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn cũng như tìm các biện pháp mở rộng hoạt động dịch vụ,… để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.3.3.2. Tỷ lệ nợ cần chú ý
Năm 2012 tỷ lệ nợ cần chú ý là 27,26%. Nhưng sang 2013, Chi nhánh tích cực thực hiện thu hồi nợ và đã xử lý dứt điểm nợ cần chú ý này, đến năm 2015, tỷ lệ này tăng lên 0,89%. Tỷ lệ này là hoàn toàn bình thường, do tạm thời Khách hàng vay đang gặp khó khăn về tài chính nên trể hạn thanh toán, nhưng vẫn có khả năng thu hồi vốn rất cao.
2.3.3.3. Tỷ lệ nợ xấu
Do Chi nhánh chưa tăng trưởng mạnh về tín dụng và luôn tập trung quản lý tốt các khoản vay nên tỷ lệ nợ xấu luôn giảm dần và không phát sinh nợ có khả năng mất vốn. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu còn khá cao, 12%. Tỷ lệ này giảm dần theo các năm, đến cuối năm 2015, tỷ lệ này còn 0,51%.
Qua đó, có thể thấy được rằng SCB Chi nhánh Tiền Giang đã quản lý khá tốt tình hình nợ quá hạn, đặc biệt là nợ xấu của Chi nhánh, tuy nhiên Chi nhánh cũng không thể chủ quan trong việc này. Chi nhánh cần tiếp tục áp sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của mình và giảm thiếu nợ xấu một cách tốt nhất.
2.3.3.4. Lãi tín dụng chưa thu được
Lãi tín dụng chưa thu được thể hiện phần lãi của các khoản nợ quá hạn mà Chi nhánh chưa thu hồi được. Khoản lãi treo này càng lớn chứng tỏ nguy cơ tổn thất lợi nhuận của Chi nhánh càng cao. Việc quản lý tốt chất lượng tín dụng, giải quyết tốt nợ quá hạn, nợ xấu sẽ hạn chế được phát sinh của khoản tổn thất thu nhập lãi tín dụng của Chi nhánh.
Từ năm 2012, khoản lãi tín dụng chưa thu được rất cao lên đến 14.035 triệu đồng, nguyên nhân là do khoản nợ quá hạn của Chi nhánh trong trong năm quá cao 17.664 triệu đồng.
Kể từ năm 2013 trở đi, Chi nhánh tăng cường xử lý nợ quá hạn, nên dư nợ quá hạn giảm mạnh, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể, nên lãi tín dụng chưa thu được cũng
giảm xuống rõ rệt. Điều này chứng tỏ công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh rất tốt, hạn chế tối đa thất thoát thu nhập lãi tín dụng cho Chi nhánh.
2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA SCB – CN TIỀN GIANG
Trên cơ sở những phân tích ở trên, có thể đưa ra một số đánh giá về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc sử dụng vốn của SCB – CN Tiền Giang thời gian qua như sau:
2.4.1.Thành tựu đạt được
Cơ chế quản lý vốn tập trung tại SCB có chính sách lãi suất mua bán vốn rất phù hợp với SCB nói chung và Chi nhánh Tiền Giang nói riêng. Vì Chi nhánh Tiền Giang có lợi thế trong huy động nhưng chưa phát triển được cho vay. Thông qua việc bán vốn nội bộ mà Chi nhánh có lợi nhuận cao trong các năm vừa qua.
Với sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ công nhân viên, SCB đã đạt được một số kết quả khả quan trong hoạt động tín dụng:
- Giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn; tăng tỷ trọng cho vay thương mại và giảm dần tỷ trọng cho vay chỉ định và theo kế hoạch của Nhà nước.
- Dư nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm là một dấu hiệu tích cực, nâng cao uy tín tín dụng cho Ngân hàng, cho thấy khả năng kiểm soát rủi ro của Ngân hàng đang từng bước được cải thiện.
- Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của Hội sở về công tác tín dụng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ; xác định rõ được ngành nghề, lĩnh vực đầu tư, cho vay tạo ra cơ cấu hợp lý, vững chắc trong hoạt động.
- Phong cách phục vụ Khách hàng của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng chuyên nghiệp, năng động tạo được hình ảnh một Ngân hàng hiện đại.
2.4.2. Những mặt hạn chế
2.4.2.1. Thị phần tín dụng thấp
Thị phần tín dụng của SCB – Chi nhánh Tiền Giang còn khá thấp so với các Ngân hàng trên cùng địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Bảng 2.7. Thị phần tín dụng của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015
TÊN NGÂN HÀNG NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Tiền Giang 34,71 34,37 32,05 29,40 Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Tiền Giang 16,42 16,35 15,71 15,40
Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Mỹ Tho - 2,70
Ngân hàng TMCP Công Thương Tiền Giang 6,50 6,44 6,62 7,80