Một số giải pháp mở rộng tín dụng của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 66 - 69)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2. Một số giải pháp mở rộng tín dụng của Chi nhánh

Chính sách lãi suất

-SCB cần tính toán, cân nhắc và điều chỉnh lãi suất cho vay sao cho phù hợp với mặt bằng lãi suất chung trên cùng địa bàn.

- SCB cần đưa ra nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường.

SCB cần phải có những sản phẩm, chính sách mang đậm nét đặc trưng riêng của SCB. Cụ thể, Chi nhánh có thể kiến nghị được áp dụng riêng các chính sách cho vay riêng tại đơn vị, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đặc trưng của Tiền Giang là sản xuất nông nghiệp, vào giai đoạn thu hoạch lúa, hầu hết các doanh nghiệp thu mua lúa, các nhà máy xay sát đều có nhu cầu vốn cao. Chi nhánh cần có chính sách cho vay riêng, áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi cho các đối tượng này, đồng thời giảm phí chuyển tiền trong nước khi các đối tượng này có nhu cầu thanh toán tiền cho đối tác. Nếu chính sách này áp dụng thường xuyên sẽ trở thành một thông lệ đặc trưng của SCB.

Chính sách và thủ tục trong cho vay

- Giảm bớt yêu cầu, thủ tục cho vay không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ vay cho Khách hàng. Như bỏ yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân trong cho vay thấu chi vì bản chất của khoản vay này được cấp dựa trên thu nhập của chính bản thân người đi vay, giá trị món vay thường không cao nên yêu cầu này không cần thiết.

-Hiện tại việc định giá tài sản thế chấp đã được tách bạch rõ ràng thông qua công ty định giá độc lập. Tuy nhiên quy định tính phí định giá căn cứ trên giá trị tài sản đảm bảo như hiện nay là không phù hợp, làm hạn chế việc phát triển tín dụng của Chi nhánh. Những tài sản giá trị lớn thế chấp cho món vay nhỏ nhưng phí định giá lại quá cao. Do đó, cần phải điều chỉnh nguyên tắc tính phí định giá căn cứ trên hạn mức cấp tín dụng.

-Điều chỉnh, sửa đổi một số quy định không phù hợp, gây hạn chế trong công tác phát triển tín dụng. Cụ thể như quy định không cho vay đối với các trường hợp có tài sản đảm bảo là đất đai, nhưng trên đất có mồ mã. Quy định trên cần phải sửa đổi để Chi nhánh có thể chủ động quyết định nếu khả năng trả nợ của Khách hàng cao.

-Tăng cường các chính sách ưu đãi đối với thẻ tín dụng quốc tế. Bên cạnh các chương ưu đãi hiện hữu như miễn phí phát hành, miễn phí thường niên khi tham gia phát hành và sử dụng thẻ tín dụng quốc tế SCB, SCB cần có nhiều chương trình ưu đãi liên kết với các trung tâm mua sắm lớn như siêu thi điện máy, thế giới di động... nhằm thúc đẩy Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của SCB.

- Chi nhánh cần có chính sách riêng, quà tặng riêng cho các Khách hàng lâu năm, quan hệ tín dụng tốt, trả lãi, gốc đúng hạn; có chính sách chăm sóc riêng cho các Khách hàng thuộc đối tượng tiềm năng như các công ty xuất nhập khẩu, công ty, doanh nghiệp lớn của tỉnh, các trường đại học, cao đẳng...

Tăng cường công tác tiếp thị marketing

-Đẩy mạnh chính sách giới thiệu khách, chính sách môi giới trong cho vay. Khuyến khích Khách hàng giới thiệu thêm Khách hàng vay mới. Ngân hàng cần đưa ra chính sách chi hoa hồng môi giới rõ ràng cụ thể trong từng trường hợp để khuyến khích nhân viên, Khách hàng tham gia giới thiệu Khách hàng cho Chi nhánh.

-Tăng cường tìm kiếm Khách hàng doanh nghiệp, chi lương qua tài khoản, cung cấp dịch vụ thấu chi với lãi suất cạnh tranh với các Ngân hàng khác. Đẩy mạnh chính sách chăm sóc Khách hàng doanh nghiệp, mạnh dạn tiếp xúc với các doanh nghiệp mới, các doanh nghiệp lớn đã có lịch sử giao dịch lâu năm với các Ngân hàng khác, mạnh dạn giới thiệu những sản phẩm ưu việt của SCB đến với các Khách hàng này.

-Phân công cán bộ chuyên trách theo từng khu vực để khai thác triệt để nhu cầu của Khách hàng tại các khu vực tiềm năng này. Có thể tuyển dụng cộng tác viên bán hàng là người địa phương tại các huyện này để khai thác triệt để nguồn Khách hàng tiềm năng, đồng thời am hiểu nhu cầu của Khách hàng địa phương giúp công tác bán hàng, giới thiệu sản phẩm tiền gửi, tiền vay của SCB được thuận lợi hơn.

-Nâng cao kỹ năng, kiến thức, nghiệp vụ của nhân viên kinh doanh từ khâu tiếp xúc, tác nghiệp cho đến khâu chăm sóc, hỗ trợ Khách hàng. Đây cũng là một giải pháp quan trọng trong việc mở rộng quy mô tín dụng tại Chi nhánh.

-Mở rộng, gia tăng thêm điểm giao dịch tại các huyện tiềm năng như Tân

Phước, Tân Long....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)