Nguyên nhân từ hoạt động quản trị của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 58 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3.1. Nguyên nhân từ hoạt động quản trị của Ngân hàng

Chính sách lãi suất

Do SCB là Ngân hàng có truyền thống huy động tiền gửi với lãi suất cao nên việc cho vay tín dụng với lãi suất cao hơn là điều tất nhiên. Cụ thể, hiện tại mức lãi suất cho vay thấu chi là 18%/năm, trong khi lãi suất của các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn chỉ từ 15% đến 17%/năm. Do đó Chi nhánh chưa triển khai được sản phẩm này, trong khi nhu cầu Khách hàng vay tín chấp rất cao.

Hầu hết các Khách hàng vay đều e ngại khi quyết định vay tại SCB. Các món vay lớn càng cân nhắc kỹ hơn vì món vay càng lớn thì phải trả lãi nhiều hơn. Khi nhắc đến SCB, hầu hết Khách hàng đều ấn tượng về các sản phẩm tiền gửi nhiều hơn các sản phẩm tiền vay. Đây cũng chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc hạn chế phát triển tín dụng tại SCB.

Quy trình cho vay của SCB

-Chưa có sự tách bạch giữa khâu thẩm định và xác lập hồ sơ. Điều này dễ dẫn đến chủ quan, cảm tính khi một nhân viên kinh doanh quản lý hồ sơ từ khi tiếp nhận, thẩm định tín dụng đến việc xác lập hồ sơ.

- Quy trình không có quy định cho những trường hợp ngoại lệ như Khách hàng uy tín lâu năm, hoạt động kinh doanh rất tốt, nhưng nhu cầu vay của Khách hàng nhiều hơn so với giá trị định giá tài sản thế chấp. Số tiền vượt dù lớn hay nhỏ, Chi nhánh cũng phải trình về Hội sở. Tuy nhiên, Hội sở chỉ xét duyệt trên chứng từ,

hồ sơ mà không đi sâu sát đến từng địa bàn nên từ chối khoản vay, do đó, có thể bỏ qua những Khách hàng tốt.

- Nhiều khoản cấp tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của Khách hàng mà thiếu đi sự phân tích và thẩm định tín dụng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng về tài sản bảo đảm mà không dựa vào quá trình thu thập thông tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng.

- Nguồn cung cấp thông tin để đánh giá Khách hàng còn hạn chế, chủ yếu dựa vào thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC)... Tuy nhiên nguồn thông tin này chưa phản ánh hết được thông tin Khách hàng. Nhân viên kinh doanh chưa đi sâu, tìm hiểu kỹ thân nhân, tình hình kinh doanh thực tế của Khách hàng, chủ yếu là do Khách hàng tự cung cấp thông tin, dễ dẫn đến tình trạng thông tin không chính xác.

- Việc định giá tài sản đảm bảo phải theo quy định chung của Hội sở, tuy nhiên quy định này không phù hợp với phong tục của từng địa bàn. Ví dụ như quy định không nhận tài sản đảm bảo là đất đai nếu trên đất này có mồ mã, tuy nhiên do đặt thù của miền Tây, phần lớn đất đai đều có mồ mã tổ tiên ông bà. Đây cũng là nguyên nhân hạn chế việc cấp tín dụng, hạn chế quy mô tín dụng.

- Việc kiểm soát dòng vốn tín dụng sau khi giải ngân còn quá sơ sài. Nhân viên kinh doanh ít khi thực hiện việc kiểm tra tình hình hoạt động định kỳ, quản lý nguồn doanh thu hoạt động Khách hàng hay kiểm tra các vấn đề liên quan đến khoản vay nhằm phát hiện sớm những rủi ro để phòng ngừa kịp thời, thậm chí, nhân viên kinh doanh cho Khách hàng ký trước các biên bản nhằm đối phó sự kiểm tra của các đoàn kiểm soát nội bộ. Việc làm này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho Ngân hàng.

Công tác kiểm soát nội bộ

Việc kiểm tra, kiểm soát chủ yếu tập trung tại Chi nhánh. Định kỳ hàng quý, bộ phận kiểm soát rủi ro Hội sở sẽ thành lập đoàn kiểm tra toàn diện hoạt động của Chi nhánh, trong đó có hoạt động tín dụng. Tuy nhiên việc kiểm tra mang tính chất chọn lọc mẫu từ danh sách hồ sơ tín dụng chứ không kiểm soát hết tất cả các phát

sinh tín dụng trong kỳ, nên không kiểm soát hết được rủi ro trong hoạt động tín dụng, dễ dẫn đến nợ xấu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)