7. Kết cấu của luận văn
3.2.1.1. Sự cần thiết phải tăng tỷ trọng cho vay của Chi nhánh
Tỷ trọng cho vay của Chi nhánh Tiền Giang là quá thấp, tuy nhiên đến cuối năm, Chi nhánh hoạt động vẫn có lợi nhuận, theo phân tích số liệu bảng 2.5 trang 34 thì hầu hết thu nhập của Chi nhánh là thu nhập lãi do bán vốn nội bộ. Tức là Chi
nhánh chỉ cần thu nhập từ bán vốn cho Hội sở là đủ trang trải cho toàn bộ chi phí hoạt động của Chi nhánh, đồng thời, Chi nhánh còn có lợi nhuận.
Tuy nhiên, lợi nhuận của Ngân hàng chỉ dựa vào bán vốn cho Hội sở sẽ hạn chế mức độ thâm nhập thị trường của Ngân hàng và Ngân hàng phát triển không bền vững. Giả sử lấy số liệu của năm 2015 làm ví dụ. Tỷ lệ cho vay trên tổng số dư của Chi nhánh là 2,93% thì theo số liệu bảng 2.5 trang 34, Chi nhánh thu được lãi từ cho vay 6.195 triệu đồng và lợi nhuận cuối năm là 29.249 triệu đồng. Nếu tỷ lệ cho vay này tăng lên đạt 10% so với số dư huy động thì lãi từ hoạt động cho vay của Chi nhánh lúc này là 21.143 triệu đồng, tăng 14.948 triệu đồng. Đây là khoản lợi nhuận bền vững tăng thêm của Chi nhánh, đồng thời quy mô hoạt động của Chi nhánh sẽ được mở rộng hơn.
Bên cạnh đó, việc tăng cường phát triển tín dụng còn giúp cho Chi nhánh tăng số dư huy động tiền gửi thanh toán. Khi Khách hàng vay vốn kinh doanh tại SCB, điều kiện ràng buộc là Khách hàng mở tài khoản phải chuyển doanh thu về SCB làm tăng số dư tiền gửi thanh toán tạo nên nguồn vốn giá rẻ cho Ngân hàng. Đồng thời, Chi nhánh tăng cường bán chéo sản phẩm, dịch vụ khác như chuyển tiền, dịch vụ về thẻ, thanh toán lương... tăng thu nhập phí cho Ngân hàng.
Do đó, muốn tăng lợi nhuận tối đa buộc Chi nhánh phải tăng cường phát triển tín dụng, tăng tỷ trọng cho vay lên mức tối ưu