Phân tích dư nợ theo thời hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phân tích dư nợ theo thời hạn

Bảng 2.1 Dư nợ theo kỳ hạn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

Đơn vị tính: Triệu đồng, % ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của SCB - CN Tiền Giang)

NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

CHỈ TIÊU Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Ngắn hạn 57.084 99,72 208.780 99,67 108.113 96,44 61.402 75,88 Trung hạn 162 0,28 700 0,33 2.913 2,60 13.733 16,97 Dài hạn 1.076 0,96 5.783 7,15 TỔNG CỘNG 57.246 100 209.480 100 112.102 100 80.918 100

- Năm 2012, dư nợ tín dụng đạt 57.246 triệu đồng, trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 57.084 triệu đồng, chiếm 99,72% tổng dư nợ, còn lại là dư nợ tín dụng trung hạn, chiếm tỷ trọng rất thấp 0,28% tổng dư nợ, do SCB mới hợp nhất từ năm 2011 nên trong thời gian đầu đang cơ cấu lại bộ máy tổ chức, đồng thời tập trung xử lý nợ xấu toàn hàng, bên cạnh đó, SCB cũng chưa có những chương trình, chính sách hấp dẫn Khách hàng vay.

- Sang năm 2013, dư nợ tín dụng đạt 209.480 triệu đồng (tăng 152.234 triệu đồng), chủ yếu tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn. Trong đó, cho vay cầm cố tăng lên đột biến 89.920 triệu đồng, do SCB có chương trình huy động vốn kỳ hạn dài định kỳ rút gốc linh hoạt. Sản phẩm này cho phép Khách hàng vay cầm cố với lãi suất vay bằng lãi suất gửi nếu thời gian còn lại của sổ tiết kiệm dưới 12 tháng. Do đó, Khách hàng sẽ gửi kỳ hạn dài để có lãi suất cao và có thể rút gốc bằng hình thức vay cầm cố. Sản phẩm huy động này làm cho dư nợ cho vay tăng đột biến trong năm và chủ yếu là các khoảng vay ngắn hạn. Cuối năm 2013, dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 208.780 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 99,67% tổng dư nợ. Cho vay trung hạn cũng tăng lên nhưng không đáng kể, dư nợ cuối năm chỉ đạt 700 triệu đồng, con số quá thấp so với quy mô của một Chi nhánh Ngân hàng có đến 3 PGD.

- Năm 2014, một số hợp đồng vay ngắn hạn đến hạn thanh toán làm cho dư nợ cho vay cuối năm giảm mạnh còn 108.113 triệu đồng, giảm 100.667 triệu đồng (giảm 48,22% so với năm 2013), trong khi dư nợ cho vay trung hạn tăng lên 2.213 triệu đồng và dư nợ dài hạn tăng 1.076 triệu đồng nhưng vẫn không bù đắp được mức giảm của dư nợ ngắn hạn.

- Năm 2015, dư nợ ngắn hạn tiếp tục giảm 46.711 triệu đồng, còn 80,918 triệu đồng. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn được nâng lên, chứng tỏ Chi nhánh đang từng bước quan tâm phát triển tín dụng trung và dài hạn, nhằm tạo sự ổn định trong hoạt động cho vay của mình. Cuối năm 2015, dư nợ cho vay trung hạn là 13.733 triệu

đồng, tăng 10.820 triệu đồng so với năm 2014. Tín dụng dài hạn đạt 5.783 triệu đồng, chiếm tỷ trọng nhỏ (7,15%) so với tổng dư nợ.

Đồ thị 2.1. Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn của SCB – CN Tiền Giang từ năm 2012 đến năm 2015

Đồ thị 2.1 cho thấy quy mô tín dụng tại Chi nhánh không đều qua các năm, năm 2013 dư nợ tín dụng tăng lên vượt bậc, đồng thời dư nợ theo thời hạn tín dụng phân bố không đồng đều, chỉ tập trung vào tín dụng ngắn hạn. Từ năm 2014 đến 2015, quy mô tín dụng của Chi nhánh đang thu hẹp lại, chứng tỏ việc sử dụng vốn của Ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng không ổn định và còn rất hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn chi nhánh tiền giang (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)