Phân tích và tóm tắt một số mô hình liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình tây sài gòn (Trang 63)

LI MỞ ẦU

8. Kết cấu luận văn

2.4.2 Phân tích và tóm tắt một số mô hình liên quan đến đề tài

Vì hoạt động nghiên cứu là một quá trình trước hết là tiếp thu các kiến thức

cũng như kết quả của người đi trước nên việc phân tích và tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài đang thực hiện sẽ tạo nền móng cho việc xây dựng cơ sở lý thuyết, thiết kế nghiên cứu cũng như mô hình nghiên cứu phù hợp (Moed, 2006; Bouma & Ling, 2004) Với đề tài này, tác giả phân tích các mô hình liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và ngân hàng thương mại, các mô hình về năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. Tóm tắt một số mô hình nền tảng như sau:

Mô hình khả năng cạnh tranh của Victor Smith (2002): nghiên cứu của

Victor Smith (2002) Theo đó, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại sẽ chịu tác động của một số nhóm nhân tố như (i) giá trị thương hiệu (ii) chất lượng sản phẩm (iii) đa dạng của dịch vụ (iv) vốn trí tuệ và (v) Chi phí và cơ sở hạ tầng.

Mô hình của Porter về năng lực cạnh tranh: năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung đều chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan như (i) sản phẩm (ii) kênh phân phối (iii) marketing và xúc tiến bán (iv) khoa học công nghệ (v) tổng chi phí (vi) tiềm lực tài chính (vii) trình độ tổ chức (viii) khả năng quản lý.

Mô hình 4P và 7P: khả năng cạnh tranh trong mô hình 4P bao gồm những nhân tố cơ bản như (i) sản phẩm (ii) giá cả (iii) khuyến mại (iv) địa điểm ây đều là những nhân tố cơ bản trong việc đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp. Mô hình 7P bổ sung thêm 3 nhân tố nữa bao gồm (v) con người (vi) vận hành và (vii) triết lý, tư tưởng của doanh nghiệp.

Mô hình phân đoạn và định vị thị trường (Segmentation and Positioning) do Aaker phát biểu vào năm 1995, mô hình này sau đó được Fu và Shelagh hoàn thiện vào những năm 2009 với tên gọi STP (Segmentation, Targeting and Positioning)

Mô hình khả năng cạnh tranh của Barth và cộng sự (2003): mô hình khả năng cạnh tranh (competitive capacity model) là nghiên cứu được thực hiện tại Mĩ và Canada năm 2003

Mô hình năng lực cạnh tranh của Lee J. Krajewski và Larry P. Ritzman

(1996): cho rằng năng lực cạnh tranh gồm các nhân tố: lực lượng lao động; phương

tiện; sự hiểu biết về thị trường tài chính; hệ thống và công nghệ.

Mô hình của Trƣơng Đức Bình (2015): các nhân tố tác động đến năng lực

cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP ầu tư và Phát triển Việt Nam, bao gồm các nhân tố sau: (i) Thương hiệu (ii) Sản phẩm cho vay (iii) Dịch vụ hỗ trợ (iv) Nhân lực (v) Năng lực quản trị (vi) Năng lực tài chính (vii) Mạng lưới.

Mô hình của Trần Công Danh (2014): nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng BIDV tại khu vực TPHCM, bao gồm các nhân tố sau: (i) Năng lực tài chính (ii) Năng lực công nghệ (iii) Nguồn nhân lực (iv) Năng lực quản trị điều hành (v) Mức độ đa dạng hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ (vi) Hệ thống mạng lưới (vii) Chiến lược kinh doanh (viii) Thương hiệu.

Mô hình của Phan Ngọc Tấn (2006): nâng cao năng lực cạnh tranh của các

ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2006 – 2015, năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM phụ thuộc các nhân tố sau: (i) Sản phẩm (ii) Dịch vụ (iii) Mạng lưới (iv) Thương hiệu (v) Tài chính và (vi) Vốn trí tuệ.

2.4.3 ề uất mô hình nghiên cứu sơ bộ

Có thể nhận thấy rằng các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước đã nêu lên được các nhân tố ảnh hưởng và tác động đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung và của các ngân hàng thương mại nói riêng, tuy nhiên chưa nhiều nghiên cứu tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của từng hoạt động cụ thể, từng nghiệp vụ cụ thể hoặc từng sản phẩm cụ thể tại ngân hàng thương mại Trong đó mô hình nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Victor Smith (2002) và của Porter (1995) là hai mô hình nghiên cứu nổi tiếng và điển hình về năng lực cạnh tranh, hai mô hình này được hoàn chỉnh nhiều lần và được coi là những mô hình

nền tảng cho các nghiên cứu về cạnh tranh, hầu hết các nghiên cứu liên quan đến năng lực cạnh tranh đều ứng dụng 2 mô hình này làm cấu tr c lõi, từ đó hiệu chỉnh phù hợp với đề tài nghiên cứu

Các đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cũng đã được các tác giả xây dựng bài bản và khoa học, tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của mỗi chi nhánh trong một ngân hàng thương mại cũng có thể có nhiều khác biệt, có thể là do đặc thù vùng miền, vị trí tr đóng, tình hình kinh tế xã hội tại mỗi địa phương nếu áp dụng các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Hội sở chính áp dụng cho các Chi nhánh thì có thể không phù hợp với thực ti n Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá tác động của các nhân tố năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại một chi nhánh cụ thể là BIDV Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn, việc này chưa từng có nghiên cứu trước đó. Sau khi phân tích các nghiên cứu tham khảo, tổng hợp và đánh giá những ưu, nhược điểm của các mô hình nghiên cứu có trước, tác giả quyết định sử dụng mô hình nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Victor Smith (2002) và của Porter (1995) làm cấu tr c lõi của mô hình nghiên cứu Tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu bao gồm 07 nhóm nhân tố chính đã được xác định trong mô hình nghiên cứu của Victor Smith (2002) và M.Porter (1995) bao gồm (i) hất lƣợng Sản phẩm (ii) a dạng của dịch vụ

(iii) Vốn trí tuệ (iv) Giá trị thƣơng hiệu (v) Khoa học công nghệ (vi) hi phí, cơ sở hạ tầng và (vii) Tiềm lực tài chính.

2.4.4 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sơ bộ đưa ra ban đầu

ối tượng phỏng vấn từ cấp lãnh đạo phòng trở lên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Các chuyên gia được lựa chọn là: Giám đốc; Phó giám đốc phụ trách khách hàng cá nhân; Trưởng phó phòng khách hàng cá nhân; Giám đốc, phó giám đốc phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng BIDV tr đóng trên địa bàn quận 5, quận 6 TPHCM (đây cũng chính là địa bàn chi nhánh BIDV Bình Tây Sài Gòn tr đóng) Số lượng chuyên gia: 30 người

Phương thức thảo luận là các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận; các thành viên cho biết ý kiến của mình; tác giả

tổng hợp và giữ lại những ý kiến được đa số (2/3) số thành viên tán thành.

ầu tiên, tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia cho ý kiến về các nhân tố đã nêu tại mô hình sơ bộ, kết quả thu được như sau:

30 ý kiến đồng ý với các nhân tố tác giả nêu ra có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn. Trong đó:

+ 5 ý kiến đồng ý và không cần bổ sung thêm nhân tố mới.

+ 25 ý kiến đồng ý và bổ sung thêm nhân tố mới vào mô hình (22 ý kiến bổ sung nhân tố Mạng lưới vào mô hình)

Theo các chuyên gia, nhân tố Mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn, ngân hàng có Mạng lưới rộng, được nhiều người biết đến cũng là một trong những yếu tố ra quyết định của khách hàng khi họ muốn sử dụng dịch vụ vay vốn tại ngân hàng. Tác giả quyết định hiệu chỉnh, đưa vào mô hình nhân tố Mạng lưới , đây là nhân tố được kỳ vọng sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Bình Tây Sài Gòn.

Bên cạnh đó, có 22 chuyên gia đề xuất cần điều chỉnh lại tên của nhân tố để phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng và bao quát được thang đo trong từng nhân tố. Cụ thể nhân tố:

+ Chất lượng sản phẩm được điều chỉnh thành Sản phẩm , khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chỉ đề cập đến chất lượng sản phẩm mà còn xét đến các yếu tố khác của sản phẩm như sự đa dạng của sản phẩm, giá cả của sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật.

+ a dạng của dịch vụ được điều chỉnh thành Dịch vụ , khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân không chỉ đề cập đến sự đa dạng mà còn xét đến các yếu tố khác của dịch vụ như thủ tục giao dịch, hồ sơ cần chuẩn bị đối với khách hàng đơn giản, thái độ phục vụ của nhân viên chi nhánh ngân hàng thân thiện, chuyên nghiệp, thời gian thực hiện các giao dịch cho vay khách hàng cá nhân nhanh.

+ Giá trị thương hiệu được điều chỉnh thành Thương hiệu : mô hình nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, với tên gọi là Thương hiệu thì sẽ truyền tải được đầy đủ ý nghĩa của việc nghiên cứu hơn so với

Giá trị thương hiệu

+ Nhân tố Chi phí, cơ sở Hạ tầng : có thể được hiểu là Năng lực quản trị (theo bản dịch tiếng Anh: Organization & Systems Architecture; Work process design; Value Chain management; Risk management; Cost management). Vì vậy để phù hợp với đề tài nghiên cứu biến này được điều chỉnh thành Năng lực quản trị .

+ Nhân tố Tiềm lực tài chính : được hiểu là năng lực, tình hình tài chính của ngân hàng chứ không đơn thuần đề cập đến độ lớn mạnh về vốn, tác giả đề xuất đổi thành nhân tố Năng lực tài chính để phù hợp với mô hình nghiên cứu.

Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu:

Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, thông qua phương pháp khảo sát chuyên gia, tiến hành điều chỉnh các nhân tố trong mô hình và bổ sung thêm nhân tố mới, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn được trình bày ở trên, tác giả đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn

Phương trình hồi quy đa biến của nghiên cứu là: Y =  + i(Xi) + Ui

NLCT Năng lực cạnh tranh trong hoạt

động cho vay KHCN tại BIDV Bình Tây Sài Gòn SP Sản phẩm DV Dịch vụ VTT Vốn trí tuệ TH Thương hiệu CN Công nghệ NLQT Năng lực quản trị NLTC Năng lực tài chính ML Mạng lưới

Trong đó,  là hệ số chặn, i là các hệ số hồi quy, Ui là sai số ngẫu nhiên. Cuối cùng là các điểm nhân tố (Factor Scores) Xi thu được sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.

Trong đó các giả thiết nghiên cứu là:

 SP: Nhân tố sản phẩm có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh  DV: Nhân tố dịch vụ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh  VTT: Nhân tố Vốn trí tuệ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh  TH: Nhân tố Thương hiệu có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh  CN: Nhân tố Công nghệ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh  NLQT: Nhân tố Năng lực quản trị có mối tương quan dương với năng lực

cạnh tranh

 NLTC: Nhân tố Năng lực tài chính có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

 ML: Nhân tố Mạng lưới có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh

2.4.5 Thiết kế thang đo các nhân tố và bảng câu hỏi điều tra cho nghiên cứu

Thiết kế thang đo các nhân tố

Xây dựng thang đo các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn như sau:

Các thang đo đƣợc thiết kế nhằm đánh giá nhân tố Sản Phẩm:

Nội dung

SP1 Ngân hàng có sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đa dạng

SP2 Ngân hàng thường đưa ra các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mới SP3 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân có nhiều ưu điểm nổi bật

SP4 Mức giá cả (lãi suất, phí) của sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mang tính cạnh tranh với các NHTM khác

Một trong những chiến lược cạnh tranh phổ biến hiện nay của các ngân hàng thương mại chính là ngày càng đa dạng hoá sản phẩm của ngân hàng mình, sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật, thu h t được khách hàng sẽ gần như ngay lập tức được học hỏi và triển khai tại các ngân hàng khác. Do vậy, để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh thì các ngân hàng không cách nào khác phải luôn cập nhật

những sản phẩm mới đồng thời phải đưa ra được những sản phẩm mang tính độc đáo, riêng có và mang đặc trưng của ngân hàng mình. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh thì quan tâm đến nhân tố sản phẩm là không thể thiếu được trong chiến lược của các ngân hàng

Các thang đo đƣợc thiết kế nhằm đánh giá nhân tố Dịch Vụ:

Nội dung

DV1 Thủ tục giao dịch, hồ sơ cần chuẩn bị đối với khách hàng đơn giản DV2 Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng thân thiện, chuyên nghiệp DV3 Thời gian thực hiện các giao dịch cho vay khách hàng cá nhân nhanh DV4 Ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng, hậu mãi tốt

Nhân tố dịch vụ theo nghiên cứu của Victor Smith (2002) được hiểu là chất lượng của dịch vụ như: thái độ của nhân viên ngân hàng, quy trình thủ tục ngân hàng hay cụ thể hơn như thời gian thực hiện một giao dịch. Chất lượng của dịch vụ theo Smith là biểu hiện của tính chuyên nghiệp của các ngân hàng thương mại iều này đặc biệt quan trọng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân khi khách hàng rất đa dạng về trình độ học vấn, giới tính, độ tuổi. Nếu ngân hàng không liên tục duy trì và nâng cao chất lượng của sản phẩm thì trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, rất d ngân hàng sẽ mất đi khách hàng vào tay các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất thêm biến quan sát Ngân hàng có chính sách chăm sóc khách hàng, hậu mãi tốt bổ sung vào nhân tố dịch vụ, cho dù thủ tục giao dịch có đơn giản, thời gian thực hiện nhanh chóng và thái độ phục vụ của nhân viên thân thiện, chuyên nghiệp mà chính sách chăm sóc khách hàng, hậu mãi không được chú trọng thì chất lượng dịch vụ của ngân hàng chưa thể được đánh giá cao, đây là điểm mới của đề tài so với các đề tài nghiên cứu trước đây

Các thang đo đƣợc thiết kế nhằm đánh giá nhân tố Vốn Trí Tuệ:

Nội dung

VTT1 Bộ máy của ngân hàng được tổ chức hợp lý

VTT2 ội ngũ nhân viên của ngân hàng có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn tốt VTT3 ội ngũ nhân viên của ngân hàng tận tình chăm sóc khách hàng

VTT4 Chính sách thu hút nhân tài của ngân hàng được quan tâm

ngân hàng, các mô hình cơ cấu điều hành và chất lượng của đội ngũ nhân viên cùa ngân hàng có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn tốt, tận tình chăm sóc khách hàng Có thể thấy rằng yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nói chung và trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng. Dịch vụ hay sản phẩm đều từ con người mà ra. Một ngân hàng dù có tiềm lực tài chính hay mạng lưới mạnh đến mấy nhưng nếu không có nhân viên xuất sắc, không có khả năng quản trị, điều hành tốt thì những lợi thế này rồi cũng sẽ mất đi Bên cạnh đó, Victor Smith chưa đề cập đến chính sách thu hút nhân tài, theo tác giả đây là yếu tố đảm bảo cho vốn trí tuệ được bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bình tây sài gòn (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)