LI MỞ ẦU
8. Kết cấu luận văn
2.4.4 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu
Thông qua phương pháp phỏng vấn chuyên gia nhằm hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu sơ bộ đưa ra ban đầu
ối tượng phỏng vấn từ cấp lãnh đạo phòng trở lên có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, đặc biệt là hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Các chuyên gia được lựa chọn là: Giám đốc; Phó giám đốc phụ trách khách hàng cá nhân; Trưởng phó phòng khách hàng cá nhân; Giám đốc, phó giám đốc phòng giao dịch của các chi nhánh ngân hàng BIDV tr đóng trên địa bàn quận 5, quận 6 TPHCM (đây cũng chính là địa bàn chi nhánh BIDV Bình Tây Sài Gòn tr đóng) Số lượng chuyên gia: 30 người
Phương thức thảo luận là các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận; các thành viên cho biết ý kiến của mình; tác giả
tổng hợp và giữ lại những ý kiến được đa số (2/3) số thành viên tán thành.
ầu tiên, tiến hành phỏng vấn 30 chuyên gia cho ý kiến về các nhân tố đã nêu tại mô hình sơ bộ, kết quả thu được như sau:
30 ý kiến đồng ý với các nhân tố tác giả nêu ra có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn. Trong đó:
+ 5 ý kiến đồng ý và không cần bổ sung thêm nhân tố mới.
+ 25 ý kiến đồng ý và bổ sung thêm nhân tố mới vào mô hình (22 ý kiến bổ sung nhân tố Mạng lưới vào mô hình)
Theo các chuyên gia, nhân tố Mạng lưới đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn, ngân hàng có Mạng lưới rộng, được nhiều người biết đến cũng là một trong những yếu tố ra quyết định của khách hàng khi họ muốn sử dụng dịch vụ vay vốn tại ngân hàng. Tác giả quyết định hiệu chỉnh, đưa vào mô hình nhân tố Mạng lưới , đây là nhân tố được kỳ vọng sẽ tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay KHCN tại BIDV Bình Tây Sài Gòn.
Bên cạnh đó, có 22 chuyên gia đề xuất cần điều chỉnh lại tên của nhân tố để phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng và bao quát được thang đo trong từng nhân tố. Cụ thể nhân tố:
+ Chất lượng sản phẩm được điều chỉnh thành Sản phẩm , khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chỉ đề cập đến chất lượng sản phẩm mà còn xét đến các yếu tố khác của sản phẩm như sự đa dạng của sản phẩm, giá cả của sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật.
+ a dạng của dịch vụ được điều chỉnh thành Dịch vụ , khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của dịch vụ trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân không chỉ đề cập đến sự đa dạng mà còn xét đến các yếu tố khác của dịch vụ như thủ tục giao dịch, hồ sơ cần chuẩn bị đối với khách hàng đơn giản, thái độ phục vụ của nhân viên chi nhánh ngân hàng thân thiện, chuyên nghiệp, thời gian thực hiện các giao dịch cho vay khách hàng cá nhân nhanh.
+ Giá trị thương hiệu được điều chỉnh thành Thương hiệu : mô hình nghiên cứu liên quan đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, với tên gọi là Thương hiệu thì sẽ truyền tải được đầy đủ ý nghĩa của việc nghiên cứu hơn so với
Giá trị thương hiệu
+ Nhân tố Chi phí, cơ sở Hạ tầng : có thể được hiểu là Năng lực quản trị (theo bản dịch tiếng Anh: Organization & Systems Architecture; Work process design; Value Chain management; Risk management; Cost management). Vì vậy để phù hợp với đề tài nghiên cứu biến này được điều chỉnh thành Năng lực quản trị .
+ Nhân tố Tiềm lực tài chính : được hiểu là năng lực, tình hình tài chính của ngân hàng chứ không đơn thuần đề cập đến độ lớn mạnh về vốn, tác giả đề xuất đổi thành nhân tố Năng lực tài chính để phù hợp với mô hình nghiên cứu.
Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu:
Từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, thông qua phương pháp khảo sát chuyên gia, tiến hành điều chỉnh các nhân tố trong mô hình và bổ sung thêm nhân tố mới, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Căn cứ vào cơ sở lý thuyết về các nhân tố có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn được trình bày ở trên, tác giả đề xuất các giả thuyết và mô hình nghiên cứu cụ thể như sau:
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn
Phương trình hồi quy đa biến của nghiên cứu là: Y = + i(Xi) + Ui
NLCT Năng lực cạnh tranh trong hoạt
động cho vay KHCN tại BIDV Bình Tây Sài Gòn SP Sản phẩm DV Dịch vụ VTT Vốn trí tuệ TH Thương hiệu CN Công nghệ NLQT Năng lực quản trị NLTC Năng lực tài chính ML Mạng lưới
Trong đó, là hệ số chặn, i là các hệ số hồi quy, Ui là sai số ngẫu nhiên. Cuối cùng là các điểm nhân tố (Factor Scores) Xi thu được sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA.
Trong đó các giả thiết nghiên cứu là:
SP: Nhân tố sản phẩm có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh DV: Nhân tố dịch vụ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh VTT: Nhân tố Vốn trí tuệ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh TH: Nhân tố Thương hiệu có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh CN: Nhân tố Công nghệ có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh NLQT: Nhân tố Năng lực quản trị có mối tương quan dương với năng lực
cạnh tranh
NLTC: Nhân tố Năng lực tài chính có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh
ML: Nhân tố Mạng lưới có mối tương quan dương với năng lực cạnh tranh