LI MỞ ẦU
8. Kết cấu luận văn
3.2 Một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc và BIDV
3.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc
- Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nước về ngân hàng, các hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật phải hướng dẫn chi tiết và cụ thể để ngành ngân hàng thực hiện, tuân theo các nguyên tắc, chuẩn mực thống nhất, đặc biệt tập trung điều chỉnh các vấn đề tồn đọng trong ngân hàng hiện nay như chậm giải ngân, nợ xấu, quản lý rủi ro để các NHTM có thể hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tương tự như các NHTM, NHNN cần có định hướng phát triển công nghệ thông tin cho ngành ngân hàng, trên cơ sở đó các ngân hàng xây dựng hệ thống công nghệ thông tin, phát triển các dịch vụ tiện tập trung vào mảng ngân hàng điện tử và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu khách hàng. Tập trung ứng dụng khoa học công nghệ phải chú trọng thêm công tác bảo mật thông tin đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, d giám sát, tránh trường hợp bị ăn cắp thông tin khách hàng và dữ liệu mật ngân hàng.
- Nâng cao chất lượng phân tích, dự báo kinh tế phục vụ cho công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và là kênh thông tin chuẩn sát, uy tín, kịp thời để hỗ trợ cho các tổ chức tín dụng hoạch định kế hoạch kinh doanh.
- Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin tín dụng nhanh chóng đầy đủ để hỗ trợ tốt nhất hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng.
- Tăng cường giám sát hoạt động của các NHTM, xây dựng nâng cấp hệ thống cảnh rủi ro nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hình thức cố ý sai phạm của các tổ chức tín dụng Tăng hình thức răng đe, tăng hình thức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại, gây bất ổn cho nền kinh tế
3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng BIDV
- Hoàn thiện các sản phẩm cấp tín dụng bán lẻ đối với khách hàng cá nhân. Thiết kế các sản phẩm cho vay mang tính đặc thù của BIDV và chuẩn hóa, phù hợp với từng chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng của khách hàng, phù hợp với đặc tính vùng miền. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, cần xác định rõ những sản phẩm trọng tâm, mang lại nguồn thu lớn để tập trung đầu tư phát triển..
thông qua các yếu tố: Logo, các ấn phẩm, poster, đồng phục, tác phong giao dịch khách hàng, Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện hệ thống nhận diện thương hiệu này.
- Nâng cao năng lực tài chính của BIDV là có ý nghĩa để nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng chống đỡ rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, đủ khả năng để thực hiện hoạt động kinh doanh khác ể nâng cao năng lực tài chính BIDV cần phải: Tăng quy mô vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản tốt mọi thời điểm, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng tài sản có.
- Tăng cường giám sát và kiểm soát thông qua Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ. Ban kiểm soát, Ban kiểm toán nội bộ cần đảm bảo về số lượng và chất lượng nhân sự, thường xuyên xây dựng và ngày càng hoàn thiện hơn quy định, quy trình trong kiểm tra giám sát, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm toán độc lập định kỳ ối với công tác kiểm toán độc lập phải nên tiếp tục thuê các công ty kiểm toán danh tiếng, có uy tín trên thế giới vừa đảm bảo độ tin cậy của các báo cáo tài chính vừa để Ban kiểm soát của BIDV khai thác và học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác với các ngân hàng khác, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và trình độ kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tiệm cận hơn, phù hợp hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
- Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, mạng lưới ATM, POS,… tại các khu công nghiệp, khu dân cư, siêu thị theo hướng đầu tư có trọng điểm, bên cạnh đó gia tăng liên kết với các hệ thống thanh toán thẻ Banknetvn, Smartlink để đẩy mạnh phát triển dịch vụ bán lẻ, góp phần mở rộng mạng lưới, nâng cao vị thế của BIDV, tăng sức cạnh tranh.
- Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng, đào tạo, chế độ đãi ngộ, thực hiện tốt các chính sách lương thưởng đối với người lao động
- Phát triển chi nhánh, phòng giao dịch theo hướng bán lẻ, là một bước để phát triển hoạt động cho vay KHCN. Kênh phân phối của BIDV phải được đầu tư, thiết kế thể hiện được sự thân thiện, hiện đại, tối đa hóa khả năng tiếp cận của khách hàng với sản phẩm dịch vụ của NH. BIDV cần đầu tư xây dựng trụ sở, phòng giao dịch hiện đại, tiện nghi, mô hình xây dự ng thống nhất trên toàn hệ thống, đồng nhất các biểu tượng bề ngoài của ngân hàng, cách bài trí trụ sở, hình thức cụ thể
của bảng hiệu, logo,... BIDV cần xây dựng Bộ quy chuẩn về không gian giao dịch với khách hàng , bộ quy chuẩn này bao gồm các yêu cầu thiết kế từ tổng thể cho đến chi tiết không gian giao dịch với khách hàng, từ quy chuẩn bên ngoài đến nội thất, các khu làm việc, trang thiết bị kỹ thuật an toàn nhằm nâng cao hiệu quả mạng lưới hoạt động và nâng cao hình ảnh, vị thế của BIDV
3.3 Hạn chế và các hƣớng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh một số kết quả đạt được, nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế:
- Hạn chế phạm vi nghiên cứu tuy mang tính thực ti n cao, ứng dụng tại một chi nhánh BIDV cụ thể nhưng phạm vi nghiên cứu chưa rộng, kết quả nghiên cứu chưa phản ảnh được ở quy mô cấp hệ thống.
- Các biến sử dụng trong mô hình đều là các biến định tính, chưa kết hợp sử dụng được một số biến định lượng để đo lường năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh như dư nợ, doanh số cho vay, thị phần khách hàng trên địa bàn, số lượng nhân sự của chi nhánh,...
- Hướng nghiên cứu tiếp theo: thực hiện nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của BIDV trên địa bàn TPHCM, của hệ thống BIDV trên cả nước; hoặc nghiên cứu trong các lĩnh vực dịch vụ khác của ngân hang như hoạt động huy động vốn, hoạt động thẻ, hoạt động bảo hiểm ngân hàng, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử... đồng thời bổ sung thêm một số biến định lượng để công trình được hoàn thiện hơn.
KẾT LUẬN HƢƠNG 3
Từ việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn, luận văn đề xuất một số giải pháp và đồng thời cũng kiến nghị chính phủ, NHNN và ngân hàng BIDV có một số giải pháp hỗ trợ để BIDV Bình Tây Sài Gòn có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ây là những giải pháp và những kiến nghị có tính thiết thực và ứng dụng thực ti n nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn.
KẾT LUẬN
Có thể nhận thấy rằng, trong một nền kinh tế thị trường và hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế thì các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng cần phải luôn luôn đổi mới và thay đổi theo hướng tích cực để phù hợp hơn với quá trình phát triển, nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đứng vững, không bị đào thải và phát triển hơn nữa trong tương lai.
ối với ngân hàng BIDV Bình Tây Sài Gòn, cũng không nằm xu thế và quy luật tất yếu nêu trên, bên cạnh việc thực hiện các chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV nói chung, BIDV Bình Tây Sài Gòn cũng cần phải xây dựng một chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh riêng phù hợp với thực tế, thực ti n hoạt động của chi nhánh. Nâng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của BIDV Bình Tây Sài Gòn là một cấu phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
Thông qua mô hình nghiên cứu của luận văn, để nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, BIDV Bình Tây Sài Gòn cần phải tập trung nâng cao các giải pháp về các nhân tố: Sản phẩm, Thương hiệu, Năng lực tài chính, Năng lực quản trị, Vốn trí tuệ, Dịch vụ, Công nghệ và Mạng lưới. Nhân tố Sản phẩm tác động mạnh nhất và nhân tố Mạng lưới tác động yếu nhất đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn.
Luận văn đề xuất một số giải pháp theo thứ tự từng nhóm nhân tố tác động và nêu ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn, phù hợp với định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh, tạo tiền đề để mở rộng phát triển nâng cao năng lực cạnh tranh những hoạt động kinh doanh khác tại chi nhánh như: hoạt động huy động vốn, hoạt động thẻ, hoạt động ngân hàng điện tử, hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung… ề tài rất mong nhận được nhận xét, phản hồi, đóng góp quý báu từ Quý Thầy Cô để ngày càng hoàn thiện hơn và được ứng dụng cao trong thực ti n. Xin trân trọng cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Hoàng Trọng & Chu Nguy n Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu
với SPSS, Nhà Xuất Bản Hồng ức.
2. oàn Thị Thùy Anh (2016), Nghiên cứu các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ, H Kinh tế Quốc Dân.
3. Nguy n ăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, NXB ại học quốc gia TPHCM. 4. Nguy n Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, NXB Thống kê
5. Nguy n Thị Quy (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thế hội nhập, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
6. BIDV, Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2014 - 2016, Báo cáo thường niên năm
2014 - 2016, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng năm 2017.
7. BIDV Bình Tây Sài Gòn, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng năm 2017, Nghị quyết về việc phát triển hoạt động kinh doanh tại chi nhánh giai đoạn 2018 – 2020.
8. Trương ức Bình (2015), các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, H Kinh tế TPHCM.
9. Lê Kiều Anh (2008), Một số định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại
Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
10. Nguy n Thị Hoài Thu (2012), Mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của các
ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện ngân hàng.
11. Nguy n Thị Hồng Ngọc, (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại cồ phần Sài Gòn - Hà Nội sau khi chuyển đổi từ ngân hàng nông thôn lên đô thị, Luận án tiến sĩ, H Kinh tế TPHCM.
12. Phan Ngọc Tấn (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại trên địa bàn TP HCM giai đoạn 2006 - 2015, Luận án tiến sĩ,
H Kinh tế TP HCM.
13. Thông tin từ các website: www.bidv.com.vn, www.sbv.gov.vn, www.cafef.vn.
Tiếng Anh
Saddle River, NJ: Premtice – Hall
15. Nunnally & Burnstein (1994), Calculating, Interpreting and Reporting
Cronbach’s Alpha Reliability Coefficient for Likert – Type Scales.
https://scholarworks.iupui.edu/bitstream/handle/1805/344/Gliem%20&%20Glie m.pdf?sequence=1
16. M.E Barth et al (2001), The relevance of the value relevance literature for financial accounting Standard setting: another view, journal of accounting and economics, vol 31, September 2001, page 77-104
17. M.E Barth et al (2003), Market effects of recognition and disclosure, journal of accounting research, volumn 41, page 581 609, Sep 2003.
18. M.Fu and Shelagh Heffeman (2008), “The determinants of bank performance
in China ”, available athttp://papers.ssm.com/sol3/papers.cfrn?abstract
id=1247713
19. M.Porter, 1985. Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance, Simon&Schuster Inc, ISBN 0-684-84146-0.
20. Victor Smith (2002), Core competencies in the retail sector of the financial Service industry, http://www.crm2day.com/library/EpFkZlPkpAbiECLFkn.php.
PHỤ LỤ 1
DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM CÁC CHUYÊN GIA
(Thảo luận nhóm này tác giả thực hiện vào tháng 09/2016 – 10/2017, qua email, điện thoại, phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở các Phòng giao dịch, Chi nhánh các chuyên gia làm việc)
Kính thưa quý Anh, Chị!
Tôi đang thực hiện nghiên cứu về Nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần ầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Bình Tây Sài Gòn Mong Anh, Chị giành chút thời gian để tham luận và đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành được nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thảo luận lần thứ 1:
- Tác giả trình bày sơ bộ 2 mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của NH:
Mô hình Michael Porter, chủ yếu trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng: (i) sản phẩm (ii) kênh phân phối (iii) marketing và x c tiến bán (iv) khoa học công nghệ (v) tổng chi phí (vi) tiềm lực tài chính (vii) trình độ tổ chức (viii) khả năng quản lý
Mô hình Victor Smith, chủ yếu trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một ngân hàng: (i) giá trị thương hiệu (ii) chất lượng sản phẩm (iii) đa dạng của dịch vụ (iv) vốn trí tuệ và (v) Chi phí và cơ sở hạ tầng.
- Tác giả đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn dựa trên việc tổng hợp 2 mô hình trên: (i) Chất lượng Sản phẩm (ii) a dạng của dịch vụ (iii) Vốn trí tuệ (iv) Giá trị thương hiệu (v) Khoa học công nghệ (vi) Chi phí, cơ sở hạ tầng và (vii) Tiềm lực tài chính
- Sau đó, lấy ý kiến với câu hỏi sau:
Anh/Chị vui lòng cho biết ý kiến đồng ý, đồng ý bổ sung thêm nhân tố hay không đồng ý với mô hình tác giả đề xuất về các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn?
năng lực cạnh tranh trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV Bình Tây Sài Gòn Trong đó:
+ 5 ý kiến đồng ý và không cần bổ sung thêm nhân tố mới.
+ 25 ý kiến đồng ý và bổ sung thêm nhân tố mới vào mô hình (22 ý kiến bổ sung nhân tố Mạng lưới vào mô hình)
Thảo luận lần thứ 2:
Mục đích để có thể điều chỉnh lại tên của nhân tố để phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng và bao quát được thang đo trong từng nhân tố
Anh/Chị vui lòng cho ý kiến điều chỉnh lại tên của các nhân tố trong mô hình để phù hợp với đặc thù hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng và bao quát được thang đo trong từng nhân tố?
Két quả:
+ Chất lượng sản phẩm được điều chỉnh thành Sản phẩm , khi đề cập đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm không chỉ đề cập đến chất lượng sản phẩm mà còn xét đến các yếu tố khác của sản phẩm như sự đa dạng của sản phẩm, giá cả của sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân, sản phẩm có nhiều ưu điểm nổi bật.
+ a dạng của dịch vụ được điều chỉnh thành Dịch vụ , khi đề cập đến khả